Mỹ: Đặt mục tiêu nâng tầm nuôi tôm siêu thâm canh

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Công ty Royal Caridea đã sẵn sàng thu hoạch lứa tôm đầu tiên năm nay tại một cơ sở RAS ở Arizona, do TS. Maurice C Kemp sáng lập và làm Chủ tịch, đặt mục tiêu tiếp tục phát triển một hệ thống nuôi siêu thâm canh độc đáo.

Maurice C Kemp cho biết trước đây, ông đã gặp TS. Addison Lawrence tại Đại học Texas A&M, người đã chỉ ông cách nuôi tôm ở vùng nước nông với mật độ rất cao, vượt xa khả năng của bất kỳ hệ thống nào khác vào thời điểm đó. Hệ thống này đã được cấp bằng sáng chế, đại diện cho một công nghệ mới. Từ đó, Royal Caridea được thành lập với mục tiêu thương mại hóa công nghệ.

Ông đã chuyển đến Port Aransas để tìm hiểu thêm về hệ thống và dự đoán Royal Caridea có thể đảm bảo cho các nhà đầu tư tiến tới một hệ thống sản xuất. Tuy nhiên, Công ty đã thất bại trong khoảng thời gian 1,5 năm và bản quyền bằng sáng chế được cấp phép đã được hoàn lại cho Đại học Texas A&M.

Royal Caridea nhận thức được những khiếm khuyết vốn có trong khuôn khổ công nghệ Texas A&M và các đối tác kinh doanh tiềm năng cũng như khắc phục những khiếm khuyết này. Công ty đã đưa ra một thiết kế module mới và đã được trao bằng sáng chế tại Australia.

Tiềm năng ngành tôm

Mỹ tiêu thụ hơn 700.000 tấn tôm hàng năm. Tuy nhiên, sản xuất trong nước (tôm đánh bắt tự nhiên và tôm nuôi) chỉ chiếm chưa đến 6% nhu cầu thị trường. Hầu hết người Mỹ chưa bao giờ ăn tôm tươi. Họ chủ yếu sử dụng tôm đông lạnh nhập khẩu, có thể đi kèm với các vấn đề liên quan đến tính bền vững, lao động và kháng sinh.

Royal Caridea đã thực hiện các cuộc khảo sát và nhận thấy mọi người đều quan tâm đến tôm chất lượng cao. TS. Maurice C Kemp cũng cho biết nhiều người đã bỏ ăn tôm vì không có cách nào xác định được nó đến từ đâu và đã được đông lạnh và rã đông bao nhiêu lần. Xem xét tất cả các vấn đề trên, Royal Caridea nhận ra thị trường còn rộng lớn và nhu cầu về một sản phẩm chất lượng cao là hết sức tiềm năng.

Hệ thống RAS

Nước là một nguồn tài nguyên ngày càng thiếu hụt, đặc biệt là ở các đô thị gần thị trường mục tiêu. Hơn nữa, tôm phải được nuôi trong nước mặn ở khoảng 10 – 14 ppt. Nước phải không có clo và các sản phẩm clo, có hàm lượng kim loại nặng rất thấp, được sục khí và duy trì ở khoảng nhiệt độ 28 – 30oC. Bên cạnh những điều kiện này, chất thải là một vấn đề. Khi tôm tiêu thụ thức ăn sẽ thải ra nitơ trong quá trình trao đổi chất và tiết ra giống như của hầu hết các loài động vật khác. RAS sẽ giúp chuyển đổi amoniac (NH4+ và NH3) và nitrit thành nitrat. Bộ lọc sinh học cung cấp chất nền cho cộng đồng vi khuẩn, sử dụng amoniac và nitrit để làm năng lượng.

Thành quả

Royal Caridea đã thu hoạch vụ tôm đầu tiên được nuôi trong ao vào mùa thu năm 2020. Tôm bỏ đầu và tôm có đầu được chạy qua quy trình IQF, đóng gói và bán ở các chợ địa phương và trực tuyến.

Đối với vụ nuôi năm 2021, TS. Maurice C Kemp cho biết ông đang theo dõi tất cả các ao đã được thả và mọi thứ vẫn tốt. Công ty sẽ bắt đầu thu hoạch tôm loại 15 g vào khoảng tuần thứ hai hoặc thứ ba của tháng 8.

Ngoài ra, về mặt hoạt động, Royal Caridea có khả năng nuôi tôm quanh năm. Tôm hiện đang được thả nuôi trong nhà kính. Thời gian nuôi thương phẩm trong các cơ sở này sẽ rơi vào khoảng 3 – 3,5 tháng. Công ty cho biết sẽ lưu ý đến mong muốn có sẵn tôm loại 26 – 28 g của khách hàng.

Hệ thống độc đáo

Thiết kế module mới tạo điều kiện thuận lợi cho tính di động và cho phép khả năng mở rộng. Hầu hết tôm nuôi, dù trong ao hay bể, đều được sản xuất bằng quy trình một giai đoạn, trong khi Royal Caridea sử dụng phương pháp đa giai đoạn, có nghĩa là năng suất có thể tăng lên đáng kể.

Được biết, 700 con tôm/m2 được thả trong giai đoạn 2. Một tháng sau, tôm ở giai đoạn 2 được tách thành hai nhóm giai đoạn 3. Một tháng sau, tôm ở hai nhóm giai đoạn 3 được chia đều thành các nhóm giai đoạn 4. Một tháng sau tất cả các nhóm giai đoạn 4 được thu hoạch, sản lượng 2207 pound (1021 kg). Quy trình hàng loạt sẽ mang lại sản lượng tối đa là 207 kg cho một bể 66 m2.

Về mặt tài chính, Royal Caridea hiện đang tìm kiếm các nhà đầu tư với kỳ vọng đạt 1,5 triệu USD ở vòng gọi vốn đầu tiên, và 4 triệu USD vào năm 2022.

Thanh Phương

Theo Thefishsite

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!