THỨ HAI, ngày 20/1/2025

Mỹ: Hành vi tiêu dùng thay đổi, doanh số bán lẻ hải sản giảm 4%

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Khi ngày càng nhiều người tiêu dùng chuẩn bị bữa ăn tại nhà và hướng tới các thực phẩm chế biến sẵn, thị trường hải sản ở Mỹ trở nên đìu hiu.

Một báo cáo mới đây của công ty 210 Analytics cho thấy, áp lực kinh tế và những lo ngại về thị trường việc làm đã khiến người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều hơn các loại thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm các sản phẩm mua về chế biến tại nhà. Điều này khiến thị trường hải sản bán lẻ trở nên ế ẩm.

Tiêu dùng cua tại Mỹ giảm mạnh trong tháng 7

Các gian hàng bán thực phẩm bảo quản ổn định, đồ đông lạnh hay tươi sống không còn tấp nập. Doanh số tháng 7/2024 chỉ đạt 1,522 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Bà Anne-Marie Roerink, người sáng lập kiêm chủ tịch 210 Analytics, cho biết ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển sang nấu ăn tại nhà. Thực phẩm chế biến sẵn ngày càng trở nên phổ biến do người tiêu dùng hướng tới bữa ăn tiện lợi, tốn ít chi phí, giữa bối cảnh áp lực tài chính ngày càng tăng.

Tháng 7/2024, doanh số hải sản tươi giảm nhẹ 0,2%, mặc dù khối lượng bán ra tăng 0,7%. Điều này cho thấy người tiêu dùng tìm đến các mặt hàng hải sản giá rẻ. Giá hải sản tươi giảm 1%, trong đó thịt trắng giảm 0,9%, động vật có vỏ giảm 1,7%. Hải sản đông lạnh giảm mạnh, 3,5% về giá trị và 1,4% về khối lượng. Trong đó cá thịt trắng đông lạnh giảm 3,3% về giá trị và 3,5% về khối lượng. 

Cá hồi tiếp tục là mặt hàng thống lĩnh thị trường hải sản tươi với 304 triệu USD trong tháng 7, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng bán ra tăng 0,7%, cho thấy nhu cầu tiêu dùng cá hồi luôn ổn định. Giá bán lẻ cá hồi tươi giảm nhẹ 0,7% so với năm trước.

Doanh số cua giảm mạnh 8% về giá trị và 6,6% về khối lượng. Tôm tăng nhẹ 0,1% về giá trị và tăng ấn tượng 4,4% về khối lượng, do giá bán lẻ giảm 4,1%. Tôm hùm tăng 10,4% về giá trị và 5,1% về khối lượng. Cá rô phi giảm 4% về giá trị và 4,7% về khối lượng.

Về mặt hàng đông lạnh, doanh số giảm 3,3%, giá trị giảm 3,5% trong tháng 7. Trong đó, tôm giảm mạnh nhất, chỉ đạt 294 triệu USD, giảm 4,6% về giá trị và 0,8% về khối lượng. Cá hồi giảm tương ứng 4,2% và 3,8%; rô phi giảm 3,2% và 8,8%. Ngược lại, cá minh thái tăng ấn tượng 7,1% và 6,9%.

An Vy

Theo UCN

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!