(TSVN) – Trong quý đầu tiên của năm 2023, Mỹ chỉ nhập khẩu 6.072 tấn sò điệp, trị giá 94,8 triệu USD, giảm 36% về khối lượng và giảm 34% về giá trị so với quý I/2022, theo Cục quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).
Trung Quốc, nguồn phổ biến của sò điệp vịnh rẻ hơn (Argopecten irradians), là nước dẫn đầu về khối lượng khi xuất khẩu sang Mỹ 1.655 tấn sò điệp trong quý I/2023, trị giá 9,7 triệu USD, giảm 18% về khối lượng và 26 giảm % về giá trị so ba tháng đầu năm 2022. Giá trung bình của sò điệp Trung Quốc trong giai đoạn này là 5,85 USD/kg, thấp hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bất chấp sản lượng khai thác nội địa giảm, nhập khẩu sò điệp Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Ảnh: Skipper Otto
Nguồn cung sò điệp hàng đầu của Trung Quốc vẫn tăng bất chấp cuộc chiến thương mại do cựu tổng thống Donald Trump khởi xướng vào giữa năm 2018. Hồ sơ của NOAA cho thấy Mỹ đã trả 2,4 triệu USD tiền thuế trong quý I/2023 đối với sò điệp Trung Quốc, giảm so với 3,3 triệu USD của quý I/2022.
Nguồn cung sò điệp lớn thứ hai của Mỹ trong ba tháng đầu năm nay là Nhật Bản với 1.520 tấn sò điệp Thái Bình Dương (Patinopecten yessoensis), trị giá 34,4 triệu USD, giảm 56% về khối lượng và giảm 51% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá trung bình là 20,30 USD/kg trong suốt quý đầu tiên của năm 2023, thấp hơn 11% so với quý đầu tiên của năm 2022.
Canada là nguồn cung cấp sò điệp lớn thứ ba của Mỹ trong quý I/2023 khi xuất khẩu sang nước này 1.218 tấn sò điệp Đại Tây Dương (Placopecten magellanicus), trị giá 33,5 triệu USD, thấp hơn 28% về khối lượng và 10% giá trị thấp hơn so với quý I/2022. Giá trung bình là 22 USD/kg, cao hơn 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Ngoài ra, xuất khẩu sò điệp của Mỹ cho đến nay vẫn tăng bất chấp sản lượng khai thác nội địa giảm. Theo đó, Mỹ đã xuất khẩu 500 tấn sò điệp, trị giá 11,0 triệu USD trong ba tháng đầu năm 2023, tăng 11% về khối lượng và giảm 5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Linh Linh
Theo UCN