T3, 07/05/2024 02:17

Ngăn ngừa bệnh TPD

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Bệnh mờ đục thủy tinh trên ấu trùng tôm (TPD) là một trong những căn bệnh đáng lo ngại cho ngành nuôi tôm trên toàn thế giới. Bởi TPD có thể làm sụt giảm nghiêm trọng sản lượng và lợi nhuận của ngành tôm. Do đó, việc hiểu rõ về bệnh TPD trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Nguyên nhân

Khi phát hiện tôm giống chết tại một trại sản xuất giống ở Việt Nam, với các triệu chứng giống bệnh TPD, cuối tháng 8/2023 và đầu tháng 9/2023, Phòng Nghiên cứu ShrimpVet đã phân lập được 5 chủng với đặc điểm của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (các chủng này kiểm tra PCR âm tính với chủng V. parahaemolyticus gây Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Tran L và cộng sự, 2013; Han và cộng sự, 2015)), cả 5 chủng nghi ngờ gây bệnh TPD đều có độc lực cao hơn so với các chủng Vibrio harveyi (không phát sáng, gây đục cơ), Vibrio parahaemolyticus (không gây EMS/AHPND) và Vibrio parahaemolyticus gây AHPND.

Theo kết luận của Phòng Nghiên cứu ShrimpVet, các chủng vi khuẩn nghi ngờ gây bệnh TPD là những chủng V. parahaemolyticus mới gây bệnh TPD ở tôm. Các chủng này có độc lực cao hơn so với các chủng gây AHPND. Các chủng này có thể là một nguồn nguy cơ lớn cho ngành nuôi tôm ở Việt Nam và các nước khác.

Theo Ailan Xu và cộng sự (2023) thì virus là nguyên nhân gây bệnh TPD. Trong khi đó, Zou Y và cộng sự (2020) và Phòng Nghiên cứu ShrimpVet (2023) thì cho rằng, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây bệnh. Cùng đó, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra đường lây truyền bệnh; nghiên cứu của Zou Y và cộng sự (2020) chưa đưa ra chỉ thị DNA hay quy trình PCR để nhận diện tác nhân gây bệnh.

Triệu chứng

Tôm bị nhiễm bệnh thường có một số triệu chứng như: Gan tụy nhợt nhạt, không màu; Dạ dày, đường tiêu hóa trống rỗng; Cơ thể trong suốt, mờ đục; Giảm khả năng bơi, dễ bị chìm xuống đáy.

Xử lý

Để phòng tránh bệnh, người nuôi cần quan tâm đến việc tạo ra một hệ vi sinh vật có lợi, có thể giúp tôm khỏe mạnh và kháng lại được các tác nhân gây bệnh. Giữ cho mật độ lợi khuẩn trong môi trường nuôi luôn cao và ổn định, lợi dụng cơ chế Quorum Sensing (được hiểu là quá trình giao tiếp của các vi khuẩn bằng cách truyền các “tính hiệu tế bào” cho nhau) là một biện pháp ngăn ngừa các vi sinh vật gây hại, đặc biệt là Vibrio parahaemolyticus, tác nhân chính gây ra TPD. Trong đó, chủng lợi khuẩn Bacillus sẽ là lựa chọn hàng đầu nhờ sự an toàn và lợi ích nó mang lại.

Công ty TNHH Trường Hải Tiến xin hân hạnh ra mắt sản phẩm TPD CONTROL, với thành phần Bacillus spp siêu đậm đặc 2×1011 CFU/g giúp kháng Vibrio parahaemolyticus.

Cách sử dụng

– Trước khi thả giống 2-3 ngày, tiến hành pha 1 gói TPD CONTROL + 2 kg mật rỉ đã tiệt trùng bằng nhiệt + 40 lít nước + sục khí từ 8-12 giờ, mỗi 40 lít dạng này sẽ sử dụng được cho 500 m³ nước ao để tạo hệ vi sinh vật có lợi, tạo màu cho ao nuôi.

– Trước khi thả giống 30 phút tiến hành pha và tạt vào ao với lượng 1 gói TPD CONTROL cho 500 m³ nước.

– Tiếp tục duy trì hệ vi sinh có lợi bằng cách sử dụng thường xuyên TPD CONTROL, kết hợp pha và tạt trực tiếp và tăng sinh với mật rỉ đường để đạt được hiệu quả tối đa. Sau khi thả giống 2 ngày sẽ bổ sung TPD CONTROL trực tiếp 1 gói cho

500 m³ nước ao, định kỳ mỗi 4 ngày/lần. Sau khi thả giống 4 ngày sẽ sử dụng TPD CONTROL ở dạng tăng sinh với mật rỉ đường sau đó duy trì sử dụng mỗi 4 ngày/lần. Cách sử dụng: 1 gói TPD CONTROL + 2 kg mật rỉ đường đã tiệt trùng bằng nhiệt + 40 lít nước + sục khí từ 8 – 12 giờ, 40 lít dạng này sẽ sử dụng được cho 500 m³ nước ao. Lặp lại quy trình liên tục cho đến khi tôm đủ tuổi không còn sợ ảnh hưởng của TPD.

– Bên cạnh đó, cần kết hợp thêm MULTACID – chế phẩm hàm lượng cao các acid hữu cơ ngắn mạch C1 đến C4 với tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả và đặc biệt nhất là cơ chế phá vỡ màng “phòng thủ” biofilm của Vibrio parahaemolyticus, vô hiệu hoá đặc tính “lì đòn” của sinh vật này. Hơn thế nữa, các acid hữu cơ còn có tác động tích cực đến hệ tiêu hoá của tôm, duy trì pH, thúc đẩy hệ lợi khuẩn trong đường ruột phát triển, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, giảm hệ số FCR. Sử dụng MULTACID 5 ngày sau khi thả giống với liều lượng 2 lít/1.000 m³ ao nuôi, sau đó lặp lại 10 ngày/lần; kết hợp song song với việc bổ sung MULTACID vào thức ăn với lượng 2 ml/kg sẽ giúp tôm khoẻ bên trong – mạnh bên ngoài – sẵn sàng đối đầu TPD.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Trường Hải Tiến

Hotline: 091616.8200

Website: khoahocxanh.com

Địa chỉ: 5/2/1 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!