Ngành tôm Ấn Độ từng bước khắc phục dịch bệnh

Chưa có đánh giá về bài viết

Ấn Độ đã tự chủ được nguồn tôm bố mẹ nhưng mối nguy hại dịch bệnh vẫn đeo bám, khiến ngành tôm nước này không ít phen điêu đứng.

Bất cẩn

Tiến sỹ Stephen Newman

Nghề nuôi tôm luôn đối mặt nhiều rủi ro bởi tôm là đối tượng nuôi dễ nhiễm bệnh và thường tử vong không rõ nguồn gốc. Nông dân chỉ biết nguyên nhân chung là do dịch bệnh nhưng gốc rễ do an ninh sinh học yếu kém từ trại giống, khâu nuôi và sự bất cẩn khi vận chuyển động vật giữa các vùng nuôi, làm dịch bệnh lây lan và bùng phát. Tuy vậy, nhiều nông dân Ấn Độ vẫn khá cố chấp, cho rằng nếu vật nuôi được kiểm nghiệm và âm tính với các loại virus gây bệnh trên tôm trong danh sách của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đồng nghĩa có thể thoải mái vận chuyển vật nuôi đó. Sự thật, các loại virus gây bệnh còn rất nhiều, không chỉ gói gọn trong danh sách của OIE. Trước đây, mối liên kết giữa sự xuất hiện một mầm bệnh mới và dịch bệnh cấp tính được xác định chóng vánh. Thông thường khâu này tốn thời gian, có trường hợp dịch bệnh phức tạp phải mất nhiều năm. Khi diện tích nuôi tôm tại Ấn Độ đang ngày càng mở rộng thì thời gian này lại được rút ngắn hơn.

Vận chuyển vật nuôi giữa các vùng lãnh thổ chỉ nên thực hiện với đối tượng tôm bố mẹ từ các cơ sở nuôi khép kín và không có chế độ thức ăn bằng động vật sống tiềm ẩn dịch bệnh. Đây được coi là những hàng rào bảo vệ, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong quá trình vận chuyển động vật. Tuy vậy, sự lây lan virus Vibrio tại Ấn Độ là minh chứng cho thấy hậu quả sự bất cẩn trong quá trình vận chuyển vật nuôi. Tuy nhiên, cũng vì diện tích nuôi tôm đang mở rộng trên toàn cầu nên sự phụ thuộc vào tôm bố mẹ tự nhiên trở thành vấn đề khó giải quyết.

 

RMS – hậu quả tất yếu?

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sạch đã làm bùng nổ thị trường toàn cầu với mặt hàng tôm giống sạch bệnh SPF. Ấn Độ cũng đi theo trào lưu này và ồ ạt sản xuất tôm thẻ chân trắng. Nhưng nhiều nông dân nuôi tôm tại Ấn Độ đã không nhận thức được rằng SPF chỉ là một thuật ngữ mang tính tương đối và những vật nuôi dưới nhãn  mác SPF vẫn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh.

Nuôi tôm đối mặt với nhiều rủi ro

Khi xuất hiện dịch bệnh, nông dân đổ lỗi cho trại giống. Nhiều trại giống xem nhẹ biện pháp an ninh sinh học, góp phần làm lây lan nhanh một số loại dịch bệnh. Tuy nhiên, an ninh sinh học yếu kém ở các vùng nuôi trọng điểm mới là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh bùng phát và diễn biến ngày càng xấu. Hội chứng “tôm chết liên tiếp” hay RMS xuất hiện trong hoàn cảnh đó. Và nó là hậu quả tất yếu mà người nuôi tôm Ấn Độ phải gánh chịu. Thường sau 60 ngày nuôi, tôm bắt đầu chết. Nhiều nông dân cho biết không có triệu chứng bệnh rõ ràng, ngoại trừ tôm ăn ít hơn và tỷ lệ sống lúc thu hoạch là 40 – 50%. Nhiều nông dân lại đổ lỗi do nuôi và sản xuất TTCT tràn lan.

 

Tăng cường an ninh sinh học

Không chủ quan trước RMS, các nhà quản lý ngành tôm Ấn Độ đã chỉ ra bước phòng chống dịch bệnh đầu tiên là phải xác định chính xác nguồn gốc tôm bố mẹ. Những thông tin này gồm công ty sản xuất, nhập khẩu và người mua hàng cuối cùng. Vật nuôi ở môi trường không khép kín như ao hồ, bể chứa dễ nhiễm bệnh hơn. Để an toàn, cần kiểm nghiệm DNA (hoặc RNA) mầm bệnh giả định sử dụng phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR) trên một gia hệ nhằm đảm bảo tôm bố mẹ không mang mầm bệnh. Bước thứ hai, nếu không thể kiểm soát nguồn gốc ấu trùng nauplii hay tôm post thì chúng phải được nuôi dưỡng trong môi trường đảm bảo an ninh sinh học. Bước thứ ba là chuẩn bị ao nuôi sạch, không chứa các  mối nguy hại gây bệnh.

Khi những nhân tố gây sốc hiện hữu như nồng độ ôxy thấp, amoniac cao, thì sự xuất hiện của các loài sản sinh tảo độc tiêu thụ hết thức ăn, khoáng chất, vitamin có thể tác động lớn tới độ nhạy cảm của vật nuôi trước dịch bệnh. Cơ quan quản lý cũng khuyến cáo người nuôi cần lưu ý kiểm soát những yếu tố này. Nông dân Ấn Độ cũng thu hồi lại lượng thức ăn dư thừa để giảm tỷ lệ tôm chết, giảm mật độ nuôi, sử dụng ao ương để giảm thiểu thả giống trực tiếp, nuôi ghép. RMS chỉ là một hội chứng chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, dù là dịch bệnh nào thì giải pháp ngăn ngừa hữu hiệu nhất vẫn là tăng cường đảm bảo an ninh sinh học cho tôm bố mẹ, trong trại giống và trại nuôi, làm giảm các yếu tố gây stress.

RMS ở Ấn Độ không phải một dịch bệnh quá phức tạp. Báo cáo đầu tiên về dịch bệnh này đã được đưa ra từ tháng 3/2011. Triệu chứng:

1. Râu tôm bị gãy. Chân đuôi rồi tới toàn thân chuyển sang màu đỏ đậm. Gan tụy dần vàng nhạt, phân thường đổi màu từ trắng sang vàng.

2. Tôm yếu dần và tử vong, chìm xuống đáy ao.

3. Thông thường, hiện tượng tôm chết xảy ra trong giai đoạn lột xác ở môi trường nước nồng độ muối thấp.

Tiến sỹ Stephen Newman

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!