Nghệ An: Nông dân nuôi tôm Nghệ An chủ động ứng phó với mưa gió

Chưa có đánh giá về bài viết

Theo dự báo, năm nay, tình hình mưa bão sẽ diễn biến thất thường, cực đoan. Hiện nay, nông dân đã sẵn sàng các phương án đưa thuỷ sản nuôi “vượt” qua mưa bão…

Đợt mưa lớn vừa qua (trong 2 ngày 15-17/7) đã khiến nhiều nhà lưới nuôi tôm ở xã Quỳnh Lộc và phường Quỳnh Dị (thị xã Hoàng Mai) bị hư hỏng nặng. Ảnh: Thanh Phúc

Do đó, các hộ nuôi tôm phải mua lưới, màng che mới thay thế kịp thời. Ảnh: Thanh Phúc

Để hạn chế thất thoát khi nước dâng cao, tôm trôi ra ngoài, do đó, các hộ nuôi đã mua lưới quây dọc bờ bao. Ảnh: Thanh Phúc

Gia cố ao, đầm nuôi bằng các tấm bạt phủ, ngăn nước từ ngoài tràn vào, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Ảnh: Thanh Phúc

Thời tiết nắng nóng đan xen mưa chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến nhiệt độ nước thay đổi, do đó, hệ thống quạt nước, sục khí để tăng ô-xy, điều hoà môi trường nuôi. Ảnh: Thanh Phúc

Đây cũng là thời điểm mà dịch bệnh rất dễ xảy ra đối với thuỷ sản nuôi. Do đó, người nuôi phải tăng cường sức đề kháng cho thủy sản như: bổ sung vitamin C trộn vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày; sử dụng chế phẩm sinh học probiotic và enzyme tổng hợp để tăng cường tiêu hóa và bảo vệ đường ruột… Ảnh: Thanh Phúc

San thưa để giảm mật độ nuôi cũng được nhiều hộ nuôi cá chẽm, cá vược, cá mú áp dụng… Ảnh: Thanh Phúc

Theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, các hộ nuôi cá lồng bè trên sông, lòng hồ, biển… thu hoạch trước những lồng nuôi đã đạt trọng lượng để hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra. Ảnh: Thanh Phúc

Trước mùa mưa bão năm nay, các hộ nuôi cá lồng bè ở các Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang (Nghi Lộc), Nghi Thuỷ, Nghi Tân (thị xã Cửa Lò) cũng đã có các phương án đề phòng thiệt hại do mưa bão gây ra. Các bè nuôi được di chuyển neo đậu ở nơi kín gió, gần bờ; lồng bè được gia cố, chằng néo chắc chắn; lắp thêm phao nổi để nước dâng lên đến đâu thì lồng bè nổi lên đến đó… Ảnh: Thanh Phúc

Theo dự báo, mùa mưa lũ năm nay sẽ đến sớm hơn, có nhiều diễn biến cực đoan, bất thường do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc nuôi trồng thủy sản. Để đảm bảo an toàn cho động vật thuỷ sản mùa mưa bão, quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản để có biện pháp xử lý kịp thời; sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi bão, lũ đi qua. Nếu có thủy sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước phù hợp.

Nguồn: Báo Nghệ An

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!