(TSVN) – Nhật Bản, nhà sản xuất cá cam lớn nhất thế giới, đang tụt hậu so với các nước khác do cạnh tranh về tỷ lệ cá giống.
Do các nhà sản xuất cá cam của Nhật Bản phụ thuộc vào cá đánh bắt tự nhiên để cung cấp giống cho trang trại, dẫn đến phải đối mặt với những thách thức lớn hơn trong việc sản xuất nguồn cung cấp sản phẩm tươi chất lượng cao ổn định quanh năm.
Nhật Bản là một trong những quốc gia sản xuất cá cam trên thế giới. Ảnh: prweb
Năm 2012, chính phủ Nhật Bản đã đặt giới hạn về số lượng con giống có thể dự trữ để ngăn chặn tình trạng dư thừa trên thị trường. Mặc dù đặt mục tiêu xuất khẩu 240.000 tấn cá cam đầy tham vọng vào năm 2030, tăng 70% so với tổng sản lượng năm 2018, quốc gia này vẫn chưa tăng giới hạn trữ lượng. Kể từ năm 2014, tổng sản lượng các loài Seriola của quốc gia này được duy trì ở mức gần 130.000 tấn, với khoảng 100.000 tấn S. quinqueradiata (buri/hamachi trong tiếng Nhật), 30.000 tấn S. dumerili (kampachi trong tiếng Nhật) và một lượng nhỏ S. lalandi (hiramasa trong tiếng Nhật).
Con số này thấp hơn khoảng 20.000 tấn các loài Seriola được nuôi bên ngoài Nhật Bản, chủ yếu là S. lalandi ở Australia, Hà Lan và Mexico; và S. rivoliana ở Hawaii và Mexico. Những nhà sản xuất ở các quốc gia này cung cấp 100% cá giống từ trại sản xuất giống, trong khi chưa đến 20% cá cam thả trong lồng lưới ở Nhật Bản được sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.
Điều này là do, ngoại trừ vụ thu hoạch con giống kém trong năm 2022, Nhật Bản thường có một lượng dự trữ dồi dào cá cam giống đánh bắt tự nhiên. Cá cam sinh sản ở rìa thềm Biển Hoa Đông và trôi dạt. Đi theo dòng nước, cá giống đến bờ biển Nhật Bản xung quanh Kagoshima, nơi cá con được thu hoạch bằng lưới vào tháng 4 và tháng 5 hàng năm. Hạn ngạch hàng năm của cá cam giống được phép thu hoạch để sử dụng trong nuôi trồng thủy sản của Nhật Bản là khoảng 2,2 triệu con, nhưng trong năm 2021, con số này chỉ bằng một nửa.
Tuệ Nhi
Theo Seafoodsource