Nhật Bản: Xuất khẩu sò điệp sang Mỹ tăng mạnh, sang Trung Quốc bằng 0

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Tháng 1/2024, xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản đạt 17.926 tấn, trị giá 20,4 tỷ JPY (135,9 triệu USD), giảm 7% về khối lượng, tăng 3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước

Tháng 1/2024, Nhật Bản ghi nhận xuất khẩu sò điệp đông lạnh có vỏ tăng 21%, đạt 754 tấn, thị trường chủ yếu là Mỹ (tăng 50%) và Đài Loan (tăng 170%), trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc bằng 0 do lệnh cấm nhập khẩu từ tháng 8/2023.

Xuất khẩu sò điệp có vỏ sang các quốc gia có nhu cầu tái chế biến tăng 230%, đạt 353 tấn, thị trường chủ yếu là Việt Nam (tăng 800%) và Thái Lan (tăng 3.500%), trong khi đó xuất khẩu sang Philippines và Mexico giảm.

Về nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản, tháng 1/2024 ghi nhận tăng nhẹ (0,6%), đạt 157.175 tấn, trị giá 148 tỷ JPY, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung chủ yếu của Nhật Bản là Mỹ và Nga, tăng tương ứng 24% và 16%.

Nhập khẩu cua huỳnh đế đông lạnh đạt 550 tấn, tăng 3,6 lần, phần lớn đều từ Nga. Nhập khẩu cua tuyết đông lạnh tăng 33%, đạt 1.298 tấn, giá trung bình đạt 1.788 JPY/kg, giảm 19%. Trong đó nhập khẩu từ Nga tăng 63% với 1.170 tấn, từ Canada giảm 43% xuống 95 tấn.

Nhập khẩu surimi cá minh thái tăng 2,2 lần, đạt 7.053 tấn; tuy nhiên giá trung bình giảm 48% xuống 293 JPY/kg. Surimi cá minh thái nhập từ Mỹ đạt 6.422 tấn, giá trung bình 288 JPY/kg, tăng 2,3 lần về khối lượng và giảm 49% về giá trị. Trong khi đó nhập khẩu surimi từ Nga tăng 93%, đạt 631 tấn, giá giảm 33% xuống 345 JPY/kg. Nhập khẩu surimi itoyori đạt 1.207 tấn, giảm 5% về khối lượng và 12% về giá trị, do giá chỉ đạt 378 JPY/kg.

Nhập khẩu thịt cá đạt 16.344 tấn, tăng 12%, chủ yếu từ châu Á, dùng để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm đông lạnh như bánh bột nhồi hấp hay cho các sản phẩm surimi hoàn chỉnh hoặc bánh neri (một loại bánh nổi tiếng của Nhật Bản).

Nhập khẩu bạch tuộc tăng 16%, đạt 2.221 tấn, giá trung bình 1.400 JPY/kg, tăng 5%. Nhập khẩu cá hồi coho đông lạnh từ Chile giảm nhẹ xuống 14.747 tấn.

An Vy (Theo Undercurrentnews)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!