Tổng cục Thủy sản vừa phối hợp Cục An ninh Kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp (A86), Phòng An ninh Kinh tế Ninh Thuận và Bình Thuận (PA81) thanh tra đột xuất 17 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm nước lợ tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Theo đó, phát hiện 11 cơ sở sản xuất không có tại địa chỉ, xử phạt 3 cơ sở sai quy định.
Thời gian gần đây do lợi nhuận từ nuôi nhuyễn thể khá lớn, nên số diện tích nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ồ ạt so với trước, khiến nguồn cung giống trở nên khan hiếm. Nhiều hộ nuôi đã sử dụng giống không đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng nuôi, làm phát sinh dịch bệnh.
Đây là mô hình của các hộ dân tại xã Quảng Cư, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa; khi chỉ với 1 sào đất vườn có thể nuôi cá lóc và mang về thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Từ đầu năm đến nay, Kiên Giang đã sản xuất được hơn 1 tỷ tôm giống, đạt 28,77% kế hoạch; bao gồm: tôm thẻ chân trắng 824,779 triệu con, tôm sú 182,43 triệu con.
Theo Sở NN&PTNT Kiên Giang, đến hết tháng 3, nông dân trong tỉnh đã thả nuôi 102.343/113.000 ha tôm nước lợ, tăng 11% so cùng kỳ năm 2016.
Ngành sản xuất tôm giống Việt Nam cần giải quyết ngay những bất cập còn tồn tại; nếu không có kế hoạch dài hạn và quyết liệt thì ngành tôm khó đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD đến năm 2025. Đó là ý kiến được nhiều đại biểu đưa ra tại Hội nghị “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” do Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận và Sở NN&PTNT Bình Thuận tổ chức sáng nay tại Bình Thuận.
Theo tính toán, muốn sản xuất được 100 tỷ con tôm thương phẩm thì nhu cầu giống phải có 400 – 500 tỷ con chất lượng.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, các trại sản xuất cá giống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã cung ứng ra thị trường trên 600 triệu con cá bột và cá giống, đáp ứng được hơn 80% nhu cầu nuôi trên địa bàn.
Hiện nay, các mô hình nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông, hồ chứa trên cả nước nói chung và đặc biệt, là ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, chủ động cung cấp và đảm bảo con giống chất lượng vẫn đang là bài toán khó để thúc đẩy sự phát triển mô hình này.
Ghi nhận của Chi cục Thủy sản Vĩnh Long, nhu cầu thả nuôi thương phẩm của các cơ sở nuôi trên địa bàn tỉnh từ nay đến cuối năm 2017 ước khoảng 53,3 triệu con (130 ha), do diện tích chưa thả lại trong tháng 2 là trên 115 ha và một số diện tích treo ao sẽ có khả năng thả nuôi lại.