Tôm nuôi vụ 2 năm nay nhìn chung thời tiết khá thuận lợi, người nuôi tôm tại huyện Quỳnh Lưu có lãi.
Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội nghị thăm quan đề tài “Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm một số loại cá có giá trị kinh tế cao bằng lồng trên sông Đuống” tại huyện Gia Bình.
Cá chạch quế (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) là loài có giá trị kinh tế, được xem là một trong những loài cá đặc sản nước ngọt. Cá dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao, sống trong môi trường nước ngọt và có thể nuôi được trong ao đất, vèo, ruộng lúa, bể lót bạt/xi măng…
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công đã có những bước phát triển nhảy vọt, góp phần cải thiện đời sống ngư dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi nghêu ở đây ngày càng đối diện với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả… và có dấu hiệu chững lại về diện tích, sản lượng nghêu nuôi.
Trong khi nhiều hộ nông dân còn đang loay hoay tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp thì không ít người đã tự tìm ra hướng đi mới, đem lại lợi nhuận kinh tế ổn định cho gia đình. Mô hình trồng rong sụn kết hợp với nuôi cá ngựa của nông dân Lê Văn Hoàng, ở phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh là một hướng mới.
Năm 2014, mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác (cá rô phi là chính) được triển khai tại các huyện Tứ Kỳ, Bình Giang và thị xã Chí Linh với quy mô 13 ha với 34 hộ tham gia.
Mới đây, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã tổ chức chương trình tập huấn về “Kỹ thuật sản xuất ngao giống”.
Sau 10 năm, nuôi cá vụ 3 đã trở thành phong trào phát triển mạnh ở các địa phương như Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu và Yên Thành vì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, do nguồn cung giống thiếu nên nhiều năm cá giống bị “cháy hàng”. Trước thực trạng đó, nông dân Đô Lương đã có giải pháp vừa đảm bảo cung ứng được giống, vừa nâng cao hơn hiệu quả trên một diện tích đất lúa.
Là địa phương có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ, trong những năm qua, nghề nuôi cá lồng bè của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển mạnh, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nuôi tại địa phương.
Tình hình dịch bệnh tôm nuôi ở các xã ven biển huyện Hoài Nhơn làm cho nhiều hộ nuôi tôm ở đây bị thua lỗ; nhiều hồ nuôi tôm còn mầm mống dịch bệnh nhưng chưa có giải pháp khắc phục. Thành công từ mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại xã Tam Quan Nam và thị trấn Tam Quan đã tháo gỡ được nỗi lo của người nuôi tôm, góp phần khôi phục lại môi trường nuôi trồng thủy sản, vừa mở ra hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.