Thực hiện chương trình khuyến nông thường xuyên năm 2014, ngày 22/8/2014, tại thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Tập huấn & Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp (CGCNNN) Nam Bộ – Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp tổ chức khai giảng lớp tập huấn ToT chuyên đề về “Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt”.
Một số địa phương trong tỉnh Kiên Giang do có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tận dụng được điều kiện thị trường nên đã tập trung phát triển nuôi nghêu, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có bước phát triển khá mạnh; các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản cũng như bà con nông dân đã mạnh dạn hơn trong đầu tư mở rộng diện tích ao nuôi, đối tượng nuôi và mở rộng diện tích nuôi thuỷ sản, trong đó có nghề nuôi nhuyễn thể với các đối tượng nuôi chính như: Tu hài, ngao, nghêu… theo hình thức nuôi công nghiệp, nuôi bán thâm canh.
Theo Sở NN&PTNT Phú Yên, đến nay đã có hơn 370 ha trên tổng diện tích khoảng 2.000 ha tôm nuôi của tỉnh bị nhiễm bệnh thân đỏ, đốm trắng và hoại tử gan tụy, tăng 210 ha so cùng kỳ năm 2013.
Thời gian qua, tình trạng lấn chiếm đất đai, đào hồ nuôi tôm trái phép diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Chính quyền địa phương xử lý thiếu kiên quyết nên vi phạm diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các vùng nuôi trong tỉnh bị bỏ ngỏ nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Từ đầu năm đến nay, huyện Thới Bình (Cà Mau) đã thả nuôi được hơn 1.500 ha diện tích tôm càng xanh trên ruộng lúa, tăng hơn 1.000 ha so với năm 2013.
Huyện Tháp Mười, là địa phương có diện tích nuôi ếch lớn nhất Đồng Tháp với hơn 40 ha. Ước tính, trung bình mỗi năm có thể cung cấp 5.000 tấn ếch thương phẩm cho thị trường.
Theo Cục Thú y, tính đến hết tháng 5, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại cả nước là 14.000 ha, trong đó nguyên nhân do dịch bệnh khoảng 10.000 ha, còn lại là do môi trường. Đến nay, dịch bệnh trên tôm vẫn có xu hướng tăng mạnh và diễn biến phức tạp.
Thời gian qua, Sở NN&PTNT Phú Thọ đã phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành, thị tích cực thực hiện các nội dung giải pháp quy hoạch, trong đó phát triển mạnh mô hình nuôi thâm canh cá lồng trên sông và hồ chứa.
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến – kết hợp ít thay nước và sử dụng vi sinh trong suốt quá trình nuôi được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH – CN tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải thực hiện thí điểm tại xã Định Thành. Sau 3 năm thực hiện đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.