Phòng Kinh tế TP. Quy Nhơn cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, các hộ nuôi trồng thủy sản của thành phố đã thả nuôi với diện tích 235,3 ha, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Mô hình nuôi cá ruộng ở Định Hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao, song đến nay, số hộ thả nuôi theo hình thức này vẫn còn hạn chế và quy mô nhỏ lẻ, khó tập trung.
Cá bớp (Rachycentron canadum) còn có tên cá bóp, cá giò. Là một trong những loài cá biển nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh, cá được nuôi chủ yếu bằng lồng trên biển, tạo ra sản lượng lớn phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nuôi trồng thủy sản được coi là một trong những thế mạnh của người dân xã Bằng Lãng (Chợ Đồn) trong những năm gần đây. Nhờ con cá mà nhiều hộ dân có nguồn thức ăn để cải thiện bữa ăn hàng ngày, có thêm thu nhập để vươn lên ổn định cuộc sống và làm giàu.
Rong nho (Caulerpa lentillifera) là món ăn thường ngày của người Nhật và được coi như một loại thần dược chống bệnh tật, tuổi già. Cây rong nho Nhật Bản đã được đưa về vùng biển Ninh Thuận, Quảng Nam, Khánh Hòa…, mở hướng chuyển đổi sinh kế mới cho người dân.
Đó là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) của chị Đinh Thị Thúy Lài, ở thôn Hội Tân, xã Nhơn Hội, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin, chị xin về làm việc tại UBND xã Nhơn Hội với mục đích đem kiến thức về phục vụ địa phương.
Trung tâm KN-KN tỉnh Hậu Giang vừa phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức buổi tọa đàm, chuyển giao kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cá nuôi trên ruộng lúa cho hơn 80 nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành A.
Tại một số huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành của tỉnh Long An, giá bán tôm thẻ chân trắng (TTCT) hiện ở mức 120.000 – 175.000 đồng/kg, người nuôi lãi 250 – 350 triệu đồng/ha.
Cua biển là một trong những đối tượng thủy sản nước lợ có thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Cua biển là đối tượng dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp thích hợp với các hộ nuôi gia đình, cua biển được nuôi ở nhiều vùng với nguồn con giống được đánh bắt ngoài tự nhiên. So với nguồn cua giống tự nhiên, nguồn giống nhân tạo có nhiều ưu điểm vượt trội, kích cỡ đồng đều, sạch bệnh, sức đề kháng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.
Mô hình được Trạm Khuyến nông huyện Phong Thổ phối hợp với Hội Nông dân xã Mường So triển khai. 34 gia đình ở bản Nà Củng tham gia chương trình được hỗ trợ các loại cá giống như: trắm, chép, rô phi đơn tính… và thức ăn chăn nuôi trên 1ha diện tích mặt nước trong thời gian 1 năm.