Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước thu được nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân ngày một nhân rộng. Mô hình này khá đơn giản, không cần nhiều diện tích, tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho bà con mùa lũ.
Là một kỹ sư thủy sản kiêm chủ đầm tôm, anh Nguyễn Văn Dương đã tìm ra nguyên nhân tôm chết và tìm ra công nghệ cứu tôm với các liều thuốc rất “dân dã”. Quy trình, cách làm của anh hiện nay đã và đang được rất nhiều hộ nuôi tôm học hỏi, áp dụng song cũng rất cần các nhà khoa học, cơ quan chức năng sớm vào cuộc nghiên cứu, thẩm định, nếu có đủ cơ sở khoa học thì có thể nhân rộng ra toàn quốc như một hướng đi cứu cánh cho ngành nông nghiệp quan trọng của đất nước…
Những ngày qua nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu hoạch tôm thẻ chân trắng vụ 2 và có không ít hộ đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá đây vẫn là vụ nuôi chưa đem lại hiệu quả cao do dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra, sản lượng sụt giảm.
9 tháng đầu năm, huyện Hồng Ngự tăng thêm 20ha diện tích nuôi cá tra mới. Cụ thể, cuối năm 2011, diện tích nuôi cá tra trên địa bàn huyện là 216,6ha, đến nay tăng lên 236,6ha.
Sở KH&CN vừa thành lập Hội đồng khoa học nghiệm thu ba dự án về nuôi thử nghiệm cá lăng chấm; nuôi thương phẩm cá sủ đất, cá chim vây vàng trong lồng bằng thức ăn công nghiệp tại vùng biển Quảng Ninh. Hội đồng nghiệm thu kết luận: cả ba dự án đều thực hiện thành công, góp phần bổ sung đối tượng nuôi mới và mở ra một hướng phát triển mới trong ngành Nuôi thuỷ sản tại Quảng Ninh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức “Hội nghị phát triển lúa và xây dựng thương hiệu gạo trên vùng luân canh tôm-lúa ở ven biển ĐBSCL” lần thứ 3 được tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng. Với sự đồng thuận cao từ Bộ NN&PTNT, ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển ĐBSCL, các nhà khoa học, doanh nghiệp, đã mở ra một hướng đi đầy triển vọng cho cây lúa trên vùng đất nuôi tôm.
Đây là tín hiệu tốt để nhân dân phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ để phát triển kinh tế gia đình.
Nhiều hộ dân tại Khánh Hòa đang điêu đứng vì tu hài chết hàng loạt, có nhà trắng tay sau vụ nuôi thất bát. Ông Nguyễn Ngọc Vũ (phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh) cho biết, vụ nuôi vừa rồi, ông đầu tư 1,2 tỷ đồng để nuôi tu hài giống và thịt, tuy nhiên, năm nay dịch bệnh hoành hành, khiến tu hài nhiễm bệnh 100%.
Dịch bệnh lan tràn, giá thành sản xuất cao nhưng giá xuất khẩu giảm, nguyên liệu thiếu… khiến cả người nuôi tôm lẫn các doanh nghiệp chế biến đều rơi vào tình cảnh dở khóc dở mếu.
Dịch bệnh xảy ra trên tu hài nuôi vào cuối 2011 và những tháng đầu năm 2012 đã gây tổn thất nặng nề cho gần 700 hộ nuôi tu hài tại Vân Đồn với hơn 200 triệu con giống cấp 2 bị chết, thiệt hại ước tính trên 200 tỷ đồng. Trước tình hình dịch bệnh, ngành chức năng và huyện Vân Đồn đã vào cuộc, xác định nguyên nhân dịch bệnh và khuyến cáo người nuôi tu hài dừng nuôi trong một thời gian. Tuy nhiên, trong thế khó, người nuôi vẫn “liều” “thả tiền” xuống biển mong lấy lại những gì đã mất.