Phập phồng số phận rừng ngập mặn Việt Nam

Chưa có đánh giá về bài viết

Do chưa hiểu hết giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hoặc do những lợi ích kinh tế trước mắt, đặc biệt là nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu nên RNM Việt Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng.

Phát triển kinh tế hay bảo vệ môi trường?

Các trang trại nuôi tôm là một trong những nguyên nhân chính khiến RNM dần biến mất. Phân tích hình ảnh của khu vực ĐBSCL năm 2011, khu vực điển hình của RNM cho thấy, từ năm 1973 – 2008, hơn một nửa RNM đã được chuyển đổi thành các trại nuôi tôm, gây xói mòn nghiêm trọng.

Với ĐBSCL, bảo vệ rừng ngập mặn là lợi ích sống còn – Ảnh: Huỳnh Lâm

Evan Fox, một nhà tư vấn quy hoạch biển cho biết: “Cảm giác của tôi ở Lăng Cô và nhiều tỉnh khác trên khắp Việt Nam là phát triển kinh tế đã trở thành động lực chủ chốt, khiến những biện pháp bảo vệ môi trường bị gạt sang bên lề. Ở nhiều ngôi làng, nơi mà chính quyền địa phương đang tìm cách thúc đẩy sản lượng kinh tế, thì thật khó để bảo vệ môi trường nếu nhà quản lý và người dân địa phương không thể phân biệt các lợi ích hữu hình của nó”.

 

Cần thắt chặt quản lý

Điều phối viên Chương trình của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) tại Việt Nam Jake Brunner cho biết: “Ở Việt Nam, đã có những quy định, luật lệ để bảo vệ rừng và RNM nhưng việc thực thi có thể không được chặt chẽ, khiến cho các quy định trở nên vô ích. Ý của tôi là, dù là hành động bất hợp pháp nhưng mọi thứ đều có thể thương lượng ở Việt Nam và kể từ khi không có hậu quả nặng nề nào cho việc vi phạm luật pháp (ít nhất trong lĩnh vực môi trường) thì RNM bị đốn ngã.

Dù thế nào đi nữa, nếu có quá nhiều chồng chéo, mâu thuẫn trong luật pháp, thì bạn có thể hợp pháp hóa cho những gì mình làm bằng cách đối chiếu với một đạo luật ban hành từ trước”.

>> Theo nhận định của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) tại Hội thảo Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn vùng ĐBSCL ngày 6/7/2012 tại Cần Thơ, rừng ngập mặn ở ĐBSCL đang giảm cả về diện tích lẫn chất lượng.

An Hải

Guardian.co.uk

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!