Phát triển nuôi cá nước ngọt tại Yên Khánh

Chưa có đánh giá về bài viết

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, Hội Nông dân huyện Yên Khánh tổ chức nghiệm thu dự án: “Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa tại tỉnh Ninh Bình”.

Thực hiện mô hình, mỗi hộ thu lãi từ 16-32 triệu đồng

Dự án được triển khai thực hiện tại 5 hộ thuộc 2 xã Khánh Tiên và Khánh Lợi, huyện Yên Khánh, với tổng diện tích là 18.000 m2. Đây là những hộ có năng lực về vốn, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Các hộ này được hỗ trợ 100% về con giống (trong đó, cá trắm cỏ 10%, cá mè 10%, cá trôi 10%, cá rô phi đơn tính chiếm 70%), giống cá lúc thả rô phi 5 cm/con, mè, trôi, trắm 12 cm/con, hỗ trợ 30% thức ăn, thuốc phòng trị bệnh và đặc biệt là được sự hướng dẫn kỹ thuật từ các cán bộ của Chi cục Thủy sản Ninh Bình, cán bộ có chuyên môn về nuôi trồng thủy sản, bà con được tập huấn kỹ thuật, được tham quan mô hình để học tập lẫn nhau.

Là một trong những hộ tham gia mô hình, ông Nguyễn Văn Liêm, thôn Việt Tiến, xã Khánh Tiên cho biết: Gia đình sử dụng 60% thức ăn công nghiệp còn lại là thức ăn tự chế biến, tận dụng. Mọi năm gia đình ông chỉ thu được hơn tấn cá, nhưng năm nay dùng thức ăn công nghiệp nên sản lượng cao gấp nhiều lần so với phương pháp nuôi thông thường. Cá rô phi có thể nuôi với mật độ cao, năng suất lớn, nếu đầu ra tốt thì mang lại lợi nhuận cao. Mọi năm gia đình ông chỉ thu được hơn tấn cá, nhưng năm nay dùng thức ăn công nghiệp nên sản lượng cao gấp nhiều lần so với phương pháp nuôi thông thường. Nhờ thực hiện đúng kỹ thuật, sau thời gian 7 tháng thả nuôi, cỡ cá rô phi có trọng lượng trung bình > 500 g/con sản lượng mô hình đạt 18,5 tấn, năng suất đạt 10 tấn/ha. Trung bình mỗi hộ thực hiện mô hình lãi từ 16 – 32 triệu đồng.

Đánh giá về hiệu quả mô hình, ông Bùi Văn Tuấn, Bí thư, Chủ tịch UBND xã Khánh Tiên cho biết: Trong những năm gần đây, cá nuôi truyền thống chết nhiều do dịch bệnh nên đưa mô hình này cá vào đạt hiệu quả cao gấp 4 lần so với cá truyền thống. Đây có thể là 1 trong những cơ sở nhân rộng ra toàn xã tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Bên cạnh đó, mô hình còn phát huy được tiềm năng lợi thế của địa phương, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thay đổi nhận thức về sản xuất nuôi trồng thủy sản ở địa phương.        

>> Ông Phạm Văn Việng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, Trưởng BQL dự án: Về lâu dài, Hội sẽ phối hợp với cấp ủy chính quyền tiến tới bàn giao mặt nước lâu dài cho người dân, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, bố trí quỹ hỗ trợ cho người dân vay vốn để sản xuất.

Quốc Minh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!