Philippines: Thiết lập ứng dụng cải thiện lợi nhuận nuôi cua rừng

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Philippines đang phát triển và thương mại hóa ứng dụng giúp nông dân phân biệt giữa 3 loài cua tương tự nhau, có thể tiết kiệm hàng triệu USD cho lĩnh vực nuôi cua rừng ngập mặn nước này.

Ba loài cua rừng ngập mặn (Scylla Serrata, Scylla Tranquebarica và Scylla Olivacea) phân bố rộng rãi ở Philippines. Cả 3 loài đều trông gần giống hệt nhau, khiến người nông dân không thể phân biệt, mặc dù thực tế là S.Serrata – loài cua rừng ngập mặn khổng lồ – có giá trị nhất, do tốc độ phát triển nhanh chóng và tổng thể kích thước đạt được lên đến 2 kg trong 3 tháng.

Để cải thiện tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng trưởng và giá trị sản phẩm của nông dân, các nhà nghiên cứu do TS Chona Camille Vince Cruz Abeledo, thuộc Đại học De La Salle (DLSU) đứng đầu, đã quyết định sử dụng các kỹ thuật mới để phân biệt các loài khác nhau, để nông dân có thể tập trung vào việc nuôi S. Serrata.

Crabifier ứng dụng có sẵn trên Android giúp phân biệt các loài cua trong thời gian ngắn Ảnh: DLSU

“Chúng tôi đã sử dụng mã vạch DNA và kiểm tra xem những mã vạch này có khớp với các đặc điểm vật lý trên cua hay không. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự khác biệt lớn nhất là hình dạng của các thùy trán trên mai cua”, TS Abeledo cho biết.

Sau khi các điểm đánh dấu vật lý này được xác định, TS Abeledo đã giao cho Courtney Anne Ngo, một trợ lý giáo sư tại DLSU bắt đầu phát triển một ứng dụng sử dụng mạng noron phức hợp giúp xác định chính xác hơn, do nó được cung cấp nhiều hình ảnh xác thực về các vết nứt mỗi loài, về cơ bản là một loại thuật toán máy học nhận dạng hình dạng mai cua. Được gọi là Crabifier, ứng dụng hiện có sẵn miễn phí trên Android và có thể phân biệt giữa các loài trong thời gian ngắn.

Nhóm nghiên cứu cũng đang trong quá trình phát triển một ứng dụng thứ hai, có tên là Alinmango (có nghĩa là phù thủy biển), được thiết kế để đảm bảo rằng nông dân tìm nguồn cua từ các khu vực ven biển có các thông số môi trường tương tự với ao của họ, do đó giảm tỷ lệ tử vong khi chuyển giao môi trường sống.

Ông Abeledo cũng cho biết người nuôi muốn hệ thống tự động hóa, tức là họ có thể cho cua vào một chiếc máy, sau đó máy phân loại chúng theo loài. Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu phát triển dự án đó, nhưng bị trì hoãn do những hạn chế do đại dịch COVID-19 gây ra, nên dự kiến ​​sẽ hoàn thiện vào năm 2022 – 2023.

Phương Trang

Theo Thefishsite

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!