Do cá măng sữa (Chanos chanos) thường lười ăn khi trời lạnh, người nuôi cá tại Philippines đã tạo ra một loại thức ăn hiệu quả, dành riêng cho loại cá này vào mùa đông.
Cá măng sữa là đối tượng cá vây được nuôi phổ biến nhất tại Philippines với sản lượng khoảng 400.000 tấn/năm (theo Cục NTTS Philippines, 2018). Là giống cá nước ấm, nên cá măng sữa thường ăn kém hơn khi nhiệt độ xuống dưới 270C. Hàng năm, khi nhiệt độ nước hồ Taal – vùng nuôi cá măng sữa tại Philippines xuống dưới 260C trong suốt mùa đông, thì ngày nuôi cá cũng kéo dài hơn. Ngoài ra, thức ăn viên chìm cũng bị cấm sử dụng để nuôi cá trong hồ Taal từ năm 2016 và người nuôi cá chỉ được phép dùng thức ăn nổi tại vùng này. Cá măng sữa trở nên lười ăn vì chúng cần phải bơi lên trên để đớp thức ăn, điều này khiến chu kỳ nuôi lâu hơn (kéo dài 8 – 10 tháng), FCR cao hơn (trung bình trên 2,7) và chi phí sản xuất cao hơn.
Thiết kế thức ăn
Sau khi chính sách thức ăn nổi được thực hiện tại những vùng nuôi cá măng sữa như hồ Taal vào năm 2016, hầu hết các loại thức ăn công nghiệp cho loại cá này đều là thức ăn nổi tiêu chuẩn với thành phần protein thô dao động 30% trong khẩu phần khởi đầu và 26% trong khẩu phần ăn giai đoạn cuối cùng. Khô dầu đậu tương, bột thịt và cùi dừa khô là những nguồn protein chính; trong khi đó dầu cọ, dầu cá thô là những nguồn chất béo chủ yếu để nuôi cá măng sữa.
Để khắc phục tình trạng cá măng sữa lười ăn vào mùa đông như đã đề cập ở phần trên, Tập đoàn Nutriera Quảng Đông đã phát triển một loại thức ăn chức năng (thức ăn mùa đông) dựa theo những điều kiện tự nhiên tại địa phương và nhu cầu của cá. Công thức thức ăn mới được tối ưu bằng các thành phần tuyển chọn đặc biệt và premix FishVigor từ Nutriera.
Đặc biệt, thức ăn này chứa các chất dẫn dụ và kích thích cá măng sữa tăng trưởng được chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên, cũng như các loại chất khoáng và vitamin tối ưu. Sự khác nhau về dinh dưỡng giữa hai loại thức ăn được thể hiện trong Bảng 1.
Thử nghiệm cho ăn
16 lồng cá măng sữa công nghiệp được cho ăn bằng thức ăn mùa đông và 10 lồng cá khác được cho ăn thức ăn tiêu chuẩn. Kết quả đạt được trong 2 lồng vào cuối chu kỳ nuôi được thể hiện trong Bảng 2.
Triển vọng
Lượng ăn vào của cá được ăn thức ăn mùa đông tăng cao hơn hẳn những con cá được nuôi bằng thức ăn tiêu chuẩn. Điều chỉnh công thức thức ăn, kết hợp phụ gia premix chức năng FishVigor đã giúp người nuôi cá giảm được 45 ngày nuôi trong chu kỳ sản xuất và FCR giảm 0,2 (Bảng 3).
Thức ăn chức năng dành riêng cho cá măng sữa vào mùa đông có thể làm tăng lượng ăn vào của cá và cải thiện tăng trưởng của cá. Trước đây, nông dân chỉ thực hiện được 1,2 chu kỳ nuôi trong 1 năm. Khi rút ngắn 45 ngày, đồng nghĩa nông dân có thể đạt được 1,4 chu kỳ nuôi/năm. Nói cách khác, sản lượng cá măng sữa sẽ tăng thêm 2 tấn nếu 10 tấn cá măng được nuôi trong cùng một lồng. Nếu cá được bán với giá 120 PHP/kg, thì 2 tấn sản lượng tăng thêm sẽ mang lại lợi nhuận thuần thêm 240.000 PHP. Thông thường, một nông dân sở hữu giấy phép nuôi tối đa 30 lồng cá măng sữa, điều này có nghĩa nông dân đó sẽ kiếm thêm 7,2 triệu peso (khoảng 140.000 USD) lợi nhuận mỗi năm.
Khi sản lượng cá tăng cao, nguồn cung cá cho thị trường sẽ dồi dào hơn với giá bán ổn định. Hơn nữa, lượng ăn vào của cá nuôi trong hồ nhiều hơn sẽ làm tăng khối lượng sản xuất thức ăn của các nhà mày vào mùa đông. Từ đó, tăng cơ hội kinh doanh cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi.
Đan Linh
Theo Efeednews