(TSVN) – Hỏi: Làm sao để phòng bệnh cho cá hiệu quả, an toàn khi thời tiết có nắng mưa xen kẽ như hiện nay?
(Phan Mạnh Dũng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình)
Trả lời:
Hiện tượng nắng mưa xen kẽ tạo điều kiện cho ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, virus… phát triển. Để hạn chế tối đa hiện tượng cá bị bệnh do biến đổi thời tiết, người nuôi cần tuân thủ tốt một số biện pháp phòng và trị bệnh như sau: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, giữ các yếu tố môi trường trong ao ít bị biến động đột ngột, những ao nuôi thâm canh cần tăng cường sử dụng quạt nước. Tích cực cho cá ăn đầy đủ về lượng, bảo đảm về chất đồng thời bổ sung Vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. Thường xuyên cấp nước mới vào ao để tăng cường ôxy và không gian sống của cá. Vệ sinh sạch sẽ khu vực cho cá ăn hàng ngày, định kỳ 2 lần/tháng dùng vôi bột té đều khắp mặt ao với lượng 2 – 3 kg/100 m3 nước (lượng vôi bón tùy theo pH nước ao nuôi).
(Nguyễn Văn Chiến, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình)
Trả lời:
Bệnh đốm đỏ (RSD) là một căn bệnh nguy hiểm trên cá chép, còn có tên gọi khác là bệnh xuất huyết hay hội chứng viêm loét lây lan (EUS). Bệnh chủ yếu xuất hiện vào mùa xuân, đầu mùa hè và mùa thu. Khi nhiễm bệnh, cá chép có dấu hiệu bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt, da cá tối màu, mất nhớt, xuất hiện các đốm đỏ trên thân và các gốc vây quanh miệng, vảy rụng và bong ra, các vết loét ăn sâu vào cơ thể và có mùi tanh, hậu môn sưng đỏ, xuất huyết nội tạng… Cách điều trị: Xử lý môi trường nước bằng thuốc tím với liều lượng 1 kg/1.000 m3 nước, hoặc BKC 1 lít/3.000 m3 nước kết hợp dùng thuốc Tiên Đắc với liều lượng 1 kg/1.000 kg thức ăn để điều trị bệnh, cho cá ăn liên tục trong 5 – 7 ngày liên tục.
Ban KHKT