Phòng bệnh sán lá đơn chủ trên cá tra

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Hỏi: Vào mùa mưa, cá tra nhà tôi thường nhiễm bệnh sán lá đơn chủ? Xin tư vấn biện pháp phòng bệnh hiệu quả?

(Lê Hoàng Nam, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp)

Trả lời:

Sán lá đơn chủ thuộc họ Ancyrocephalidae có đặc điểm chung của bộ Dactylogyridae, thường ký sinh trên da và mang của cá nhưng chủ yếu là mang. Lúc ký sinh chúng dùng móc của đĩa bám sau bám vào tổ chức tuyến đầu tiết ra men hialuronidaza phá hoại tế bào tổ chức mang và da cá làm cho mang và da cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp cá. Tổ chức da và mang bị sán ký sinh viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh.

Có trường hợp sán ký sinh không những gây viêm nhiễm làm cho tổ chức tế bào sưng to mà xương nắp mang cũng phồng lên. Cá bị bệnh bơi lội chậm chạp, cơ thể thiếu máu, cá gầy yếu. Sán lá đơn chủ gây tác hại chủ yếu ở giai đoạn cá giống. Mùa xuất hiện bệnh: mùa xuân, thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam.

Để phòng trị bệnh, trước khi thả cá xuống ao ương, nuôi, cần tẩy dọn ao, tiêu diệt trứng và ấu trùng sán lá 16 móc. Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế độ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp.

Cá giống trước khi thả ra ao hồ nuôi, dùng KMnO4 20 ppm tắm cho cá trong thời gian 15 -30 phút hoặc dùng NaCl 3% tắm trong 5 phút, nếu nhiệt độ trên 25ºC thì giảm xuống 2%.

Dùng Formalin nồng độ 10 – 15 ppm (10 – 15 ml/m³) phun trực tiếp xuống ao (chú ý tăng cường ôxy hòa tan cho cá vì khi cho Formalin vào nước sẽ mất ôxy), hoặc tắm nồng độ 100 – 150 ppm (100 – 150 ml/m³) thời gian 30 – 60 phút.

Ban KHKT

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!