(TSVN) – Nhiều giải pháp diệt ký sinh trùng trong các trại nuôi thủy sản hiện nay thường kéo theo rủi ro cho sức khỏe vật nuôi, con người và môi trường. Do đó các phụ gia thức ăn tự nhiên và an toàn trở thành giải pháp thay thế mới.
Chiết xuất từ củ tỏi, AQUAgarlic được đánh giá như một chất tự nhiên để kiểm soát ký sinh trùng trên cá. Các thử nghiệm AQUAgarlic in vitro và in vivo đã được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của hợp chất organosulfur chiết xuất từ chi thực vật Alliaceae (có trong AQUAgarlic) để chống lại rận biển (Caligus rogercresseyi) trên cá hồi Atlantic và Sparicotyle chrysophri tên cá tráp biển. AQUAgarlic được bổ sung dưới dạng phụ gia thức ăn.
Phân lập trứng rận biển Caligus rogercresseyi trên cá nhiễm bệnh từ một trại nuôi trong vùng 10 tại Chilê. Các bọc trứng được gom và theo dõi trong các cốc 500 ml nước biển (trong bóng tối và 12°C) để sinh sản. Sau đó, tách biệt các giai đoạn phát triển khác nhau của ký sinh trùng trên gồm: Naulius I, Nauplius II và copepod. Các ấu trùng được xếp vào đĩa Petri thành từng nhóm 10 cá thể cho mỗi giai đoạn khác nhau. Sau cùng, chúng được cho tiếp xúc với các nồng độ khác nhau của AQUAgarlic (100, 200 và 300 mg/L) trong 30 phút. Toàn bộ thử nghiệm đều được lặp lại 2 lần.
Sử dụng cá tráp trọng lượng 120 g từ phòng thí nghiệm thủy sản thuộc một trại nuôi tại Địa Trung Hải. Số cá này đều nhiễm ký sinh trùng trong vòm mang và được chia vào 2 bể 350 lít trang bị màng sợi nilon tổng hợp (lưới perlon). Lưới này có chức năng giống một màng lọc giữ lại trứng trôi nổi rụng ra từ những con cá nhiễm ký sinh trùng. Sau 10 ngày, thu gom trứng Sparicotyle dính vào lưới pelon và cho ấp nở ở nhiệt độ 22°C trong 3 ngày. Sau đó, 30 con cá khỏe mạnh được chuyển vào từng bể có cá thử nghiệm đã bị nhiễm bệnh; nhưng được phân cách với nhau bằng lớp lưới trung gian nằm ngang bể để cá thử nghiệm luôn ở đáy bể còn cá khỏe mạnh ở phần trên bể. Sau 30 ngày sống chung, tình trạng nhiễm ký sinh trùng đã được ghi nhận ở toàn bộ bể.
Kết hợp AQUAgarlic vào thức ăn bằng cách bọc phủ viên thức ăn ở nồng độ cuối cùng 250 ppm (2 kg/tấn thức ăn).
AQUAgarlic gây tỷ lệ chết 100% ở tất cả các giai đoạn phát triển của ấu trùng tùy thuộc vào liều lượng. Tỷ lệ sống của ký sinh trùng giảm dần khi liều lượng sản phẩm tăng lên. Ở bất cứ liều sử dụng nào cũng đều ghi nhận chỉ 30 phút sau khi thực hiện biện pháp đặc trị, toàn bộ ký sinh trùng ở tất cả các giai đoạn phát triển, đều không còn khả năng sống sót, cho dù ở giai đoạn nhạy cảm nhất là Nauplius I và giai đoạn có sức đề kháng tốt nhất là copepod.
Bổ sung AQUAgarlic vào thức ăn đã tạo hiệu lực kháng khuẩn S.chrysophri cực kỳ rõ ràng và làm giảm đáng kể tình trạng nhiễm ký sinh trùng ở cá tráp. AQUAgarlic làm giảm 90% tình trạng nhiễm khuẩn ở cá với liều sử dụng 2 kg/tấn thức ăn (250 ppm) trong 20 ngày sau nhiễm. Cuối cùng, ở các trại nuôi cá tráp và cá chẽm lồng trên biển, sau khi sử dụng tình trạng nhiễm tới, khuẩn Sparicotyle không chỉ giảm mà còn biến mất hẳn do các hợp chất trong AQUAgarlic đã ngăn ký sinh trùng bám vào mang cá.
AQUAgarlic có khả năng gây chết 100% ở ký sinh trùng C.rogercresseyi trong tất cả các giai đoạn phát triển tùy thuộc liều sử dụng chỉ trong 30 phút sau khi bắt đầu biện pháp đặc trị. Ngoài ra, do đã xác định giai đoạn nhạy cảm nhất của ký sinh trùng Nauplius I và II và giai đoạn đề kháng cao nhất là copepod, nên có thể sử dụng AQUAgarlic bằng cả 2 hình thức là tắm cá hoặc qua thức ăn. Trong cá thử nghiệm in vivo đã đánh giá hiệu quả rõ rệt của AQUAgarlic chống lại S.chrysophrii trong mang cá chẽm và cá tráp, đồng thời làm giảm đáng kể tới tình trạng lây nhiễm ký sinh trùng.
Những phát hiện trên cũng được coi là động lực thúc đẩy việc sử dụng AQUAgarlic trong tương lai với vai trò một phụ gia thức ăn bảo vệ mang cá trước ký sinh trùng mà không cần đến các loại thuốc đặc trị để tắm cá.
Juan M. Alfaro
Giám đốc kỹ thuật, Domca Sau,
Tây Ban Nha