Dịch bệnh luôn là mối đe đọa đến quá trình phát triển của ngành thủy sản; nhưng những năm gần đây, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhiều giải pháp được đưa ra và cho hiệu quả đáng kể, trong đó, nổi bật nhất là công nghệ vi sinh.
Hiệu quả như BACS
Để thủy sản khỏe mạnh cần tạo một môi trường sinh thái tốt, làm được điều đó cần bổ sung các loại khuẩn tốt giúp cho các loại tảo phát triển và tạo ra các loài sinh vật phù du gồm: Sinh vật phù du động vật tính (Zoo Plankton) – nguồn thức ăn cho tôm cá và sinh vật phù du thực vật tính (Fiber Plankton).
Có rất nhiều phương pháp để tạo ra sinh vật phù du và mỗi cơ sở có cách làm khác nhau, trong đó, sử dụng protein là một cách phổ biến. Có nghĩa là người nuôi sẽ sử dụng các loại thịt và thức ăn dư thừa… cho xuống hồ để tạo sinh vật phù du động vật. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp tối ưu. Protein vào cơ thể sẽ được phân hủy bởi dịch vị tiêu hóa trong dạ dày thành các phân tử nhỏ hơn là acid amin. Khi đó, các vi khuẩn gây thối rữa (như Ecoli, Clostridium), sẽ phân hủy protein còn sót lại chưa tiêu hóa rạo ra nhiều chất độc và chất khí có mùi hôi như: NH3, H2S, indole, phenol…
Hơn nữa, hiện nay tại Việt Nam, việc sử dụng hóa chất và kháng sinh đang tràn lan và tự phát. Người nuôi tự ý sử dụng mà không có hướng dẫn hay chỉ đạo của nhà khoa học, chuyên gia. Việc này dẫn đến một điều vô cùng quan trọng, khi mà virus sẽ tạo ra một dạng biến thể, hay còn gọi là super virus, gây khó khăn cho quá trình nhận dạng và tiêu diệt.
BACS (Bio Aqua Clean System) là sản phẩm vi sinh của Công ty Liên doanh Sinh học Mỹ An. Sản phẩm đã được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành sản phẩm [số 1914/TCTS-TTKN]. BACS là sự kết hợp của các loại vi khuẩn đặc thù, tạo nên 1 môi trường sinh thái phù hợp, đồng thời còn có thể giúp sinh vật phù du động vật tính sản sinh nhiều hơn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thức ăn cho thủy sản nuôi. Vi khuẩn được nuôi cấy bằng một quy trình nghiêm ngặt, ứng dụng những tiến bộ khoa học và quản lý chất lượng chặt chẽ, đảm bảo an toàn.
BACS giúp cân bằng được hệ vi sinh đường ruột, chuyển hóa đường sang axit hữu cơ và Vitanmin B cho vật nuôi. Nhờ đó, động vật thủy sản khỏe mạnh, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, chất lượng nước và chất lượng đáy hồ được cải thiện rõ rệt. Từ đó, người nuôi sẽ hạn chế và có thể chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất, điều này giúp cho vấn đề tồn dư thuốc và kháng sinh được giải quyết đáng kể. BACS ngoài cung cấp vi khuẩn tốt nhất, còn có thể phân giải các chất hữu cơ như đạm hữu cơ, phosphat hữu cơ giúp ích trong việc tạo ra môi trường sinh thái với chất lượng nước và màu nước ổn định.
Sử dụng
Sử dụng để gây màu nước (hỗn hợp BACS và cám gạo): Trong ba ngày sau khi rải Saponin trong nước, chất lượng nước được điều chỉnh do hỗn hợp BACS và cám gạo được phân tán trong ao. Thực hiện quy trình điều chỉnh cẩn thận vì hỗn hợp này được sử dụng để tăng lượng chất hữu cơ cho nước trong ao. Trộn hỗn hợp 10 kg BACS và 50 kg cám gạo, sau khi trộn giữ lại trong hai ngày, hoặc trộn hỗn hợp 10 kg BACS, 50 kg cám gạo và 140 lít nước, hỗn hợp sẽ lên men sau khi trộn 1 ngày.
Sau khi thả tôm vào ao, căn cứ vào tình trạng chất lượng nước, lượng tảo, áp suất không khí, nhiệt độ, hướng gió… mà tiến hành điều chỉnh. Thông thường rải đều BACS mỗi tuần 1 lần, tỷ lệ trộn dao động 10 – 15 kg/ha trong nuôi tôm thâm canh. BACS được trộn với nước, vón lại thành cục nhỏ ném vào ao để BACS dễ dàng chìm xuống đáy ao.
>> BACS đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng hơn 20 năm qua; thành phần chủ yếu bao gồm các loại vi khuẩn phát triển tốt, chủ yếu là Bacilli, Lactobacilli, Photosynthetic bacteria và Nitriflying bacteria. |