T2, 06/07/2020 12:28

Quản lý tôm càng xanh giai đoạn mùa mưa

Chưa có đánh giá về bài viết

Theo ngành chuyên môn về đặc điểm sinh trưởng của tôm càng xanh thì khi gặp điều kiện môi trường diễn biến bất lợi tôm càng xanh sẽ “ôm trứng”, ngừng tăng trưởng làm giảm năng suất, sản lượng của vụ nuôi; do vậy người nuôi cần đặc biệt lưu ý trong quá trình quản lý môi trường nước.

Quản lý tôm càng xanh  giai đoạn mùa mưa

Biện pháp phòng bệnh

Khuyến cáo thả nuôi với mật độ 1 – 1,5 con/m2 để quản lý tốt môi trường ao nuôi. Cho tôm ăn đủ số lượng thức ăn, trong tháng nuôi đầu nên gièo trong ruộng và cho ăn 8 – 10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi nhằm giúp cho tôm sinh trưởng, phát triển tốt và đảm bảo tỷ lệ sống trước khi san ra ruộng nuôi. Trong thức ăn cần bổ sung chất khoáng để giúp tôm nhanh lột xác.

Nâng mực nước duy trì nhiệt 26 – 310C; ổn định pH 7,5 – 8; đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan từ 3,5 ppm trở lên giúp các quá trình trao đổi chất ở tôm càng xanh diễn ra ổn định.

Tôm càng xanh sẽ sinh trưởng, phát triển tốt khi cho ăn bằng thức ăn động vật (cá tạp, ốc bươu vàng…) còn tươi được chế biến cẩn thận. Cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của tôm để điều chỉnh cho phù hợp.

Biện pháp trị bệnh

Khi tôm bị đóng rong, dùng formol liều lượng 2 – 2,5 lít/1.000 m3 nước phun xuống ao để diệt khuẩn, đồng thời kích thích tôm lột xác. Khi dùng thuốc diệt cá tạp hay hóa chất khác để kích thích tôm lột vỏ, cần tính toán chính xác thể tích nước ao nuôi, nhằm đưa ra lượng thuốc phù hợp. Phải kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm nuôi, tình hình thời tiết, chất nước. Nếu không, sẽ làm thay đổi điều kiện sống của tôm và rất có thể tôm sẽ bị nhiễm độc chết hàng loạt.

Chăm sóc

Trước mỗi vụ nuôi cần vệ sinh đồng ruộng cẩn thận, loại bỏ hết các chất gây ô nhiễm, mùn bã hữu cơ dư thừa ra khỏi ruộng nuôi. Rào lưới chắn chắn, xử lý nước theo đúng quy trình kỹ thuật, diệt địch hại (cá lóc, cá rô đồng…) làm giảm tỷ lệ sống của tôm càng xanh. Phơi khô ruộng nuôi 3 – 5 ngày, bón lót phân hữu cơ 15 – 20 kg/100 m2, cấp nước vào ruộng qua lưới lọc (0,8 – 1,2 m). 

Cần lựa chọn tôm càng xanh giống cẩn thận, nên chọn mua tại các cơ sở có uy tín đảm bảo chiều dài 1 – 1,2 cm, bơi lội linh hoạt. Theo ngành chuyên môn khuyến cáo người dân nên chọn thả tôm giống tôm càng xanh có nguồn gốc của Đại học Cần Thơ để đảm bảo chất lượng tốt, khỏe mạnh, đồng đều, tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt; hạn chế thả giống có nguồn gốc không rõ ràng. Có thể nuôi ghép với một số cá nước ngọt (cá mè trắng, cá trắm cỏ…), mật độ 1 con/8 – 10 m2 để tận dụng thức ăn tự nhiên và tăng hiệu quả kinh tế.

Trong quá trình nuôi, cần thường xuyên theo dõi chất lượng nước, đảm bảo các yếu tố môi trường như pH duy trì 7,5 – 8, độ trong 30 – 40 cm, độ mặn 5 – 7‰ là điều kiện lý tưởng cho tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển tốt. Theo ngành chuyên môn về đặc điểm sinh trưởng của tôm càng xanh thì khi gặp điều kiện môi trường diễn biến bất lợi tôm càng xanh sẽ “ôm trứng”, ngừng tăng trưởng làm giảm năng suất, sản lượng của vụ nuôi; do vậy người nuôi cần đặc biệt lưu ý trong quá trình quản lý môi trường nước. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao trong xử lý sâu bệnh cho lúa vì sẽ ảnh hưởng đến năng suất của tôm. Trong khâu thu hoạch tôm càng xanh cũng không nên dùng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo chất lượng của tôm nuôi, tăng giá bán thương phẩm.

KIM YẾN

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!