Quảng Nam: Xây dựng vị thế con tôm trong nền kinh tế thủy sản

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Là một trong những tỉnh có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu tôm. Quảng Nam đang đẩy mạnh việc xây dựng hình ảnh đối tượng thủ y sản chủ lực – tôm nhằm nâng cao giá trị, lợi nhuận đem lại.

Theo ngành chức năng, diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh trong năm 2023 là 2.660 ha, sản lượng đạt 17.920 tấn. Trong năm, diện tích tôm bị bệnh hơn 189,4 ha, trong đó bệnh do đốm trắng 20,8 ha, hoại tử gan tụy 21,8 ha, bệnh do vi bào tử trùng 1 ha, còn lại là bệnh do các yếu tố môi trường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 2 doanh nghiệp đang sản xuất tôm giống là Công ty Sản xuất giống thủy sản Dương Hùng và Công ty Nam Mỹ với sản lượng giống được xuất bán 900 triệu con.

Thu hoạch tôm nuôi công nghệ cao ở Quảng Nam. Ảnh: Việt Nguyễn

Quảng Nam xác định đối với con tôm, nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, sản lượng, tạo chuỗi liên kết khép kín sản xuất – bảo quản – chế biến cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu để tăng giá trị kinh tế.

Hiện một số doanh nghiệp đã liên kết đầu tư tương tự với nông hộ ở huyện Núi Thành. Một số nông dân nuôi tôm cho biết, mỗi năm sau 3 vụ sản xuất, họ thu về hơn 20 tỷ đồng sau khi trừ chi phí. 

Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả, nuôi tôm ở Quảng Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Các mô hình nuôi tôm đang gặp bất cập về giám sát vùng nuôi, đặc biệt là khâu quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh chưa hiệu quả.

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm chưa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Khó kiểm soát chất lượng tôm giống. Giá thành sản xuất tôm cao nên khó cạnh tranh sản phẩm. Thị trường xuất khẩu chưa bền vững do vấp phải hàng rào kỹ thuật, thuế quan. Tồn dư kháng sinh vẫn còn diễn ra làm mất uy tín sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu cho rằng, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác như hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, trang trại, phát triển kinh tế tập thể… nên các chủ thể nuôi tôm trên địa bàn tỉnh có thể tiếp cận để tăng quy mô đầu tư, chuyên môn sâu nghề nuôi tôm nước lợ theo hướng công nghiệp, tạo chuỗi liên kết.

Ngọc Diệp

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!