T5, 29/09/2022 10:16

Rà soát thực hiện quy định IUU

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Để chuẩn bị đón Đoàn thanh tra DG MARE dự kiến đến vào cuối tháng 10/2022, mới đây, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) đã có công văn gửi các doanh nghiệp chế biến thủy sản khai thác xuất khẩu vào EU về việc rà soát thực hiện Quy định IUU.

NAFIQAD cho biết, theo công văn của Tổng cục Thủy sản, dự kiến từ ngày 20 – 28/10/2022, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của Ủy ban châu Âu (DG MARE) sẽ sang Việt Nam lần thứ ba để kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện chống khai thác IUU theo khuyến nghị của Đoàn tại đợt kiểm tra vào tháng 11/2019. Để có sự chuẩn bị thật tốt, NAFIQAD đề nghị các doanh nghiệp nghiêm túc, khẩn trương thực hiện rà soát, cập nhật đầy đủ các quy định mới của Việt Nam và quy định của EU để sửa đổi quy định nội bộ đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và thực tế hoạt động sản xuất chế biến của doanh nghiệp. 

Trong đó, cần lưu ý việc truy xuất nguồn gốc thủy sản đáp ứng quy định IUU đảm bảo được thực hiện trong toàn chuỗi, bao gồm các yêu cầu cụ thể về hồ sơ, cách thức kiểm soát: Đối với nguyên liệu khai thác trong nước (Biên bản bốc dỡ tại cảng, xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguyên liệu, sản phẩm xuất khẩu); đối với nguyên liệu từ tàu khai thác/tàu trung chuyển/tàu đóng container nhập khẩu (hồ sơ nhập khẩu; biên bản kiểm tra của cơ quan nhà nước, các chứng nhận/xác nhận cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu, các thông tin về tàu khai thác, tàu chế biến, cơ sở xuất khẩu nhằm phục vụ cho việc kiểm soát nguyên liệu đáp ứng IUU trước khi nhập khẩu…).

Tăng cường xem xét, rà soát các nguyên liệu khai thác. Ảnh: ST

Cùng đó là quy định cụ thể thủ tục theo dõi trừ lùi/cấn trừ và có hoạt động kiểm tra, đối khớp dữ liệu theo dõi với thực tế sản xuất đối với: Nguyên liệu đưa vào sản xuất, nguyên liệu còn lại, thành phẩm đã xuất khẩu, chưa xuất khẩu; lượng bán thành phẩm lỗi, phụ phẩm ăn được, phụ phẩm chuyển mục đích sử dụng khác… nhằm minh bạch khả năng truy xuất nguồn gốc trong toàn chuỗi thực hiện quy định IUU; tính toán và công bố đầy đủ các định mức sản xuất tương ứng với các sản phẩm thủy sản khai thác được sản xuất tại doanh nghiệp để dễ dàng theo dõi, thực hiện quản lý.

Ngoài ra, thực hiện rà soát, cập nhật đầy đủ các quy định mới của Việt Nam và quy định của EU để sửa đổi quy định nội bộ đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và thực tế hoạt động sản xuất chế biến của doanh nghiệp, trong đó cần lưu ý việc truy xuất nguồn gốc thủy sản đáp ứng quy định IUU đảm bảo được thực hiện trong toàn chuỗi, trong đó bao gồm các yêu cầu cụ thể về hồ sơ, cách thức kiểm soát: đối với nguyên liệu khai thác trong nước (Biên bản bốc dỡ tại cảng, xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguyên liệu, sản phẩm xuất khẩu); đối với nguyên liệu từ tàu khai thác/tàu trung chuyển/tàu đóng container nhập khẩu (hồ sơ nhập khẩu; biên bản kiểm tra của cơ quan nhà nước, các chứng nhận/xác nhận cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu, các thông tin về tàu khai thác, tàu chế biến, cơ sở xuất khẩu nhằm phục vụ cho việc kiểm soát nguyên liệu đáp ứng IUU trước khi nhập khẩu…); quy định cụ thể thủ tục theo dõi trừ lùi/cấn trừ và có hoạt động kiểm tra, đối khớp dữ liệu theo dõi với thực tế sản xuất đối với: Nguyên liệu đưa vào sản xuất, nguyên liệu còn lại, thành phẩm đã xuất khẩu, chưa xuất khẩu; lượng bán thành phẩm lỗi, phụ phẩm ăn được, phụ phẩm chuyển mục đích sử dụng khác… nhằm minh bạch khả năng truy xuất nguồn gốc trong toàn chuỗi thực hiện quy định IUU.

Đồng thời, tính toán và công bố đầy đủ các định mức sản xuất tương ứng với các sản phẩm thủy sản khai thác được sản xuất tại doanh nghiệp để dễ dàng theo dõi, thực hiện quản lý; có biện pháp quản lý chặt chẽ tách biệt từ bảo quản, đưa vào sản xuất giữa nguyên liệu khai thác trong nước và nguyên liệu nhập khẩu để đảm bảo chống lẫn lộn trong tổ chức sản xuất.

Mặt khác, NAFIQAD cũng đề nghị các doanh nghiệp thực hiện rà soát, sắp xếp hồ sơ đầy đủ các với các lô hàng xuất khẩu thủy sản khai thác vào EU từ 2020 đến nay, đảm bảo lưu trữ có hệ thống, dễ truy cập, đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thủy sản nhập khẩu và nguồn gốc nguyên liệu khai thác trong nước theo chuỗi và khớp nối với hồ sơ theo dõi nguyên liệu khai thác từ các cơ quan quản lý.

“Đợt thanh tra lần này có tính chất quan trọng trong việc EC xem xét gỡ bỏ ‘thẻ vàng” sau gần 5 năm hoặc áp dụng biện pháp nghiêm ngặt hơn đối với thủy sản khai thác của Việt Nam, do vậy, Cục đề nghị lãnh đạo các doanh nghiệp chủ động, ưu tiên nguồn lực để chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết nhằm đạt kết quả tốt nhất”, NAFIQAD nhấn mạnh.

PV

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!