Tháng 9/2019, Cơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) nêu trong báo cáo là có 8% (6/75 lô) tôm nhập khẩu vào nước này bị từ chối vì có chứa kháng sinh cấm.
Tính đến thời điểm này, khi còn 3 tháng nữa mới hết năm 2019, FDA đã từ chối tổng cộng 58 lô tôm vì liên quan đến dư lượng thuốc kháng sinh, vượt qua tổng số lô trong năm 2018 là 53 lô.
Trong tháng 9, FDA đã từ chối 6 lô tôm nhập khẩu do nhiễm kháng sinh từ Ấn Độ và Việt Nam, trong đó có 1 lô từ Việt Nam. Ngoài ra, FDA còn cảnh báo 3 lô tôm khác của Việt Nam về dư lượng 2 kháng sinh Cloramphenicol và Nitrofurans
Ngoài ra, trong tháng 9, FDA cũng đã từ chối 5 lô tôm khác vì nhiễm khuẩn salmonella, trong đó có 4 lô từ Bangladesh, 2 lô từ Ấn Độ, 1 lô từ Việt Nam
Các lô hàng tôm bị từ chối từ West Coast Frozen Foods Private Limited do phát hiện chứa salmonella. Ngoài 5 lô hàng tôm trên, FDA cũng từ chối 7 lô hàng tôm khác do chứa salmonella: 4 lô hàng đến từ Bangladesh (Bright Seafood Ltd.) báo cáo từ văn phòng West Coast Imports; 2 lô hàng từ Ấn Độ (Choice Canning Company) báo cáo từ văn phòng Northeast Imports; và 1 lô hàng đến từ Việt Nam (Khanh Sung Co., Ltd.) báo cáo từ văn phòng West Coast Imports. Văn phòng West Coast Imports của FDA cũng từ chối 1 lô hàng tôm từ Ấn Độ (Milesh Marine Exports Private Limited) cho phát hiện ra listeria.
Dư lượng kháng sinh luôn là vấn đề cản đường của ngành tôm xuất khẩu, Việt Nam phải tăng cường kiểm soát tồn dư kháng sinh trong tôm cũng như các mặt hàng thủy sản khác, nhất là trong những tháng cuối năm đang được kỳ vọng là thời điểm vàng để đột phá xuất khẩu thủy sản.
Thanh Xuân
Theo Tạp chí Công thương