Sóc Trăng: Cần khác phục nhược điểm của mô hình tôm – lúa

Chưa có đánh giá về bài viết

Mô hình luân canh tôm – lúa là một trong những quy trình nuôi tôm bền vững với môi trường vùng nuôi tôm nước lợ. Sóc Trăng được biết đến là vùng tôm – lúa tiêu biểu của cả nước, tập trung ở hầu hết các vùng nuôi trong tỉnh, đặc biệt là huyện Mỹ Xuyên với diện tích khoảng 13.000 ha trên diện tích 18.000ha nuôi tôm nước lợ.

 Nông dân không chỉ thu nhập từ con tôm, cây lúa, mà những năm gần đây bà con còn tận dụng bờ bao để trồng màu trong mùa mưa để tăng thu nhập. mặt khác, với đặc điểm của vùng nuôi có độ mặn thấp, nhiễm mặn theo mùa nên nông dân còn đưa tôm càng xanh, cá nước ngọt vào nuôi luân canh với tôm nước lợ, hoặc xen canh với cây lúa được lắp lại trên nền ao nuôi tôm. Mỹ Xuyên đã trở thành vùng canh tác đa dạng vật nuôi, cây trồng, hiệu quả kinh tế mang lại rất lớn cho những hộ biết cách khai thác tiềm năng này.

Cần khác phục nhược điểm của mô hình tôm – lúa

 Đối với vùng nuôi tôm theo quy trình luân canh tôm – lúa thì con tôm đóng vai trò chủ đạo, bởi lợi nhuận từ nuôi tôm cao hơn gấp nhiều lần so với cây lúa, cây màu. Những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu, môi trường vùng nuôi tôm xuống cấp, dịch bệnh bùng phát,…. Vùng luân canh tôm – lúa bộc lộ nhiều nhược điểm cần khắc phục, để nghề nuôi tôm mang lại hiệu quả tốt hơn. Ông Trần Văn Thơ – Xã Gia Hòa 1 – huyện Mỹ Xuyên cho biết: Com tôm thường bị thiệt hại nhiều nhất là lúc thời điểm giao mùa từ cuối tháng 3 đến đầu tháng tư âm lịch, đây là khó khăn đối với nông dân chúng tôi mà chưa có cách khắc phục hiệu quả. Còn ông Trần Ngọc Châu – xã Gia Hòa 2- huyện Mỹ Xuyên luôn lo lắng: Đối với xã Gia Hòa 2 là vùng luân canh tôm- lúa,nhưng  đối với vụ tôm thì có phần khó hơn là vì bà con cải tạo phần đất vừa mới trồng lúa sang nuôi tôm chưa được đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến không giữ được nước trong quá trình nuôi tôm, nên đa số thường bị thất bại trong vụ nuôi.

Thực tế cho thấy phần lớn các ao nuôi tôm theo uy trình luân canh tôm – lúa vẫn chưa đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, thời điểm nắng nóng gay gắt nhiệt độ ban ngày tăng rất cao, ngược lại ban đêm nhiệt độ xuống thấp, sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn sẽ ảnh hưởng đến biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi, đây cũng là nguyên nhân  khiến cho tôm nuôi suy yếu, hoặc bị sốc, chưa kể các tác hại khác do mực nước trong ao nuôi quá thấp. Vì vậy  bà con cần áp dụng các biện pháp nâng cấp bờ bao, có thể sử dụng nilon đề chống thất thoát nước do rò rỉ, làm thế nào để giữ cho mực nước từ 70cm trở lên để đối phó với tình trạng nắng nóng gay gắt, hay mưa to.

  Một vấn đề có thể lưu ý thêm đối với quy trinh luân canh tôm lúa là khâu vệ sinh ao nuôi, biện pháp sử dụng ao lắng, ao chứa nước để bổ sung nước cho ao nuôi một cách an toàn. Thạc sĩ Võ Văn Bé – PGĐ trung tâm khuyến nông Sóc Trăng lưu ý bà con: Các công trình nuôi một vụ tôm – một vụ lúa ở Sóc Trăng đa số là tốt, nhưng còn một số công trình chưa đảm bảo, như làm thế nào để đảm bảo mặt nước trong ao nuôi phải từ 7 – 8 tấc thì môi trường nuôi mới ổn định để giảm rủi ro trong quá trình nuôi. Vùng tôm – lúa quan trọng là ao lắng, nếu bà con có ao lắng thì sẽ chủ động được vần đề nuôi khi có dịch bệnh xảy ra.

 Tình hình nuôi tôm đang đứng trước nhiêu khó khăn, do vậy bà con càng thận trọng ở từng khâu, áp dụng mọi biện pháp có thể để đối phó với biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến khó lường, dịch bệnh có thể bùng phát ở nhiều giai đoạn. Không thể duy trì hình thức nuôi đơn giản như trước đây, mà phải thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do chủ quan gây ra. 

  Mới đây, Tổng Cục nuôi Trồng Thủy Sản đã tổ chức Hội Thảo lấy  ý kiến các ngành chuyên môn và người nuôi tôm nước lợ Sóc Trăng  về việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm an toàn dịch bệnh và phát huy các  mô hình nuôi an toàn sinh học để khôi phục và phát triển nghề nuôi an toàn, bền vững hơn. Kỹ sư Lê Văn Hăng – Chi cục nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng nhận định: Để một vụ nuôi tôm trong vùng luân canh tôm – lúa thành công bà con nên thực hiện đúng phương chăm không dấu bệnh, không xả nước thảy tôm chết ra môi trường ao nuôi, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chất độc hại trong việc xử lý nuôi trồng và bà con cần phải có ao lắng, tuân thủ theo lịch thả giống, con giống phải qua kiểm dịch, khi có dịch bệnh phải khai báo và có sự tham gia của cộng đồng. Theo tôi nếu bà con tuân thủ được đúng theo các qui trình này thì vụ nuôi sẽ ít rủi ro hơn.

  Khi nghề  nuôi tôm đang đứng trước nhiều khó khăn, thì cây lúa, cây màu ở Mỹ Xuyên đã tháo gở khó khăn cho nông dân. Chủ trương phát triển vùng tôm – lúa thành vùng canh tác tổng hợp của huyện Mỹ Xuyên đã được khẳng định từ lợi ích thiết thực cho nông dân và quy trình này sẽ được mở rộng ra một số vùng nội đồng của thị xãVĩnh Châu, trên cơ sở khắc phục những  khiếm khuyết đối với quy trình này.

Văn Hòa

Đài PTTH Sóc Trăng

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!