Tác dụng của kính hiển vi soi nổi

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Hỏi: Kính hiển vi soi nổi sử dụng trong các phòng lab thủy sản để làm gì?

(Trần Văn Nhơn, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh)

Trả lời:

Đây là một loại kính hiển vi quang học bao gồm nhiều thấu kính kết hợp với nhau, dùng để quan sát mẫu vật mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Kính sử dụng ánh sáng phản xạ với hai đường truyền quang của hai vật kính và thị kính tách biệt nhau. Quan sát dưới kính hiển vi soi nổi sẽ tạo các góc nhìn khác nhau cho hai mắt trái và mắt phải. Chính nhờ sự khác biệt này tạo lên hình ảnh 3D của mẫu, tạo cho ta cảm giác về không gian thực của hình ảnh thu được. Kính hiển vi loại này cho chất lượng ảnh rõ nét, màu sắc chính xác, ảnh thực như quan sát bằng mắt thường. Chính vì thế mà chúng được dùng rộng rãi trong phòng lab thủy sản để soi vi khuẩn trong nước hay trên vật nuôi.

Hỏi: Làm sao để quản lý và kiểm soát NH4+/NH3 trong ao tôm?

(Cao Tiến Tài, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận)

Trả lời:

Để quản lý được NH4+/NH3 cần: Sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm phù hợp, hệ số chuyển đổi thấp. Theo dõi, tính lượng thức ăn phù hợp cho vật nuôi, tránh dư thừa tích tụ dưới đáy ao. Trường hợp khi mà nồng độ TAN cao thì cần tiến hành thay nước 30% ao nuôi để mỗi ngày có thể loại bỏ TAN theo ý muốn. Đối với hệ thống tuần hoàn nước, người nuôi sử dụng bộ lọc nhằm loại bỏ TAN trong ao nuôi bằng phương pháp nitrat hóa. Điều quan trọng là ao nuôi cần giữ ôxy hòa tan trên 3 – 4 mg/l trong bộ lọc sinh học. Đối với hệ thống nuôi bằng Biofloc thì NH4+/NH3 sẽ được kiểm soát ở mức độ nào đó bằng phương pháp Nitrat hóa, nhưng khi mà TAN cao thì hệ thống sẽ tận dụng nguồn carbohydrate để hình thành Biofloc thông qua sự phát triển của vi khuẩn trong ao. Trong hệ thống nuôi tôm nước chảy, độ pH nước tăng cao tự nhiên nên việc kiểm soát TAN cũng khó khăn hơn. Lúc này, người nuôi cần phải duy trì cho ăn hợp lý, điều chỉnh lưu lượng nước chảy ổn định Vào mùa mưa, cần tiến hành bón vôi quanh ao để hạn chế sự biến đổi pH ao nuôi. Trong trường hợp chất thải hữu cơ, mùn bã, thức ăn dư thừa tích tụ quá nhiều dưới đáy ao thì tiến hành xiphong đáy, đánh chế phẩm sinh học giúp xử lý đáy ao, giảm nồng độ khí độc, phân hủy thức ăn dư thừa dưới ao nuôi một cách hiệu quả.

Ban KHKT

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!