T5, 23/05/2024 09:00

Tầm quan trọng của việc giữ màu nước trong ao tôm

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Màu nước trong ao nuôi tôm là màu sắc nước nhìn thấy được ban ngày dưới ánh nắng mặt trời. Màu nước ao lý tưởng để giúp tôm thẻ chân trắng (TTCT) phát triển tốt, cho màu sắc thương phẩm đẹp là màu nâu đậm (màu cafe nhạt) hoặc màu vàng đục (màu bã trà); đây cũng là màu nước ao giàu khoáng chất thiết yếu cho TTCT, ngoài ra trong nước còn có hiện diện các loài tảo lục (Chlorophyta), tảo khuê (Bacillariophyta) hay gọi tảo silic phát triển ưu thế, là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho tôm nuôi.

Vai trò của màu nước

Trong nuôi TTCT công nghiệp, giữ màu sắc nước ao đạt chuẩn rất quan trọng, ngoài việc giúp ngăn chặn ánh nắng xuyên thấu đáy ao, ngăn chặn rong, tảo đáy, còn giữ ổn định hệ đệm trong ao, các chỉ số môi trường, nhất là nhiệt độ nước ao ổn định. Bên cạnh đó, trong nước ao đạt chuẩn còn có các khoáng chất cần thiết cho tôm. TTCT có tốc độ tăng trưởng nhanh nên chu kỳ lột xác ngắn. Sau mỗi đợt lột xác, tôm có khả năng hấp thu khoáng chất trong môi trường nước rất tốt, nhờ đó tôm săn chắc và cho màu sắc đẹp.

Sản phẩm Bio Pond Color và Bio Bacipro

Ngoài ra, nước ao đạt chuẩn còn có một lượng tảo có lợi là tảo lục, tảo khuê… đây là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho tôm. Tảo có trong nước ao tôm còn giữ vai trò như hệ thống lọc sinh học vô cùng quan trọng giúp ổn định các thông số môi trường… Đó là lý do người nuôi cần phải gây màu nước và giữ màu sắc nước ao ổn định trong suốt vụ nuôi tôm.

Cách gây màu nước và duy trì

Có nhiều phương pháp gây màu nước khác nhau như bón phân NPK, Urê hoặc sử dụng bột cá, bột đậu nành… Tuy nhiên, với các phương pháp này, màu nước sẽ lên nhiều loài tảo không tốt cho sức khỏe tôm. Đồng thời kích thích tảo phát triển quá mức, dẫn dến hiện tượng tảo tàn, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Một phương pháp nữa là tạt khoáng kèm chế phẩm vi sinh để gây màu nước. Kết quả là màu nước ao có lên nhưng lên với tốc độ khá chậm. Chính vì vậy, mong muốn của người nuôi là làm thế nào để gây màu nước một cách hiệu quả, duy trì màu nước bền trong suốt quá trình nuôi.

Giải pháp từ BIO

Hiện, theo ghi nhận thực tế, nhiều người nuôi đã áp dụng phương pháp gây màu nước sau đây và cho hiệu quả tốt. Cụ thể:
Nước đưa vào ao lắng lọc và xử lý diệt khuẩn đạt chuẩn để thả tôm. Sau 3 – 5 ngày diệt khuẩn, nước này sẽ được cấp sang ao nuôi và trước khi thả tôm giống khoảng 12 giờ, sử dụng sản phẩm gây màu BIO POND COLOR for Aqua (liều 500 g/2.000 m³) hòa vào trong nước và tạt đều lên khắp mặt nước ao, màu sắc nước sẽ hình thành màu nâu đậm sẵn sàng để thả tôm.

Khi thả TTCT cần duy trì hàm lượng ôxy hòa tan thường xuyên ở mức > 5 ppm và tôm ở giai đoạn đầu (khoảng 20 ngày đầu) nên tạt kèm khoáng đa và vi lượng BIO PREMIX FOR SHRIMP NEW mỗi ngày 1 lần, liều 2 kg/1.000 m³ nước. Sau khi thả tôm 12 giờ kế tiếp tạt kèm chế phẩm vi sinh BIO BACIPRO for Aqua hoặc BIO SUPER BAC để cung cấp vi khuẩn có lợi giúp cạnh tranh, lấn át vi khuẩn có hại cũng như giúp tảo, phiêu sinh phát triển ổn định và hấp phụ một phần khí độc như NH³, H²S, NO² có trong nước ao; các khí độc này do tôm bài thải, do xác tảo, thức ăn thừa… gây ra.

TTCT nuôi với mật độ cao, cần làm sạch môi trường nước ao nuôi mỗi ngày bằng cách xi phông nước trong ao tôm (khoảng 2 lần/ ngày) để hút các chất bài thải của tôm, xác tảo, thức ăn thừa… ra ngoài và cấp nước mới (sạch) từ ao sẵn sàng bù vào ao nuôi; do vậy màu nước trong ao cũng sẽ giảm dần cho nên người nuôi theo dõi độ trong của nước nếu > 35 cm thì tạt kèm sản phẩm gây màu BIO POND COLOR for Aqua và chế phẩm vi sinh; chu kỳ sử dụng thường từ 5 đến 10 ngày dùng 1 đợt gây màu ao nuôi tôm. Độ trong thích hợp nuôi TTCT công nghiệp với mật độ cao trên 200 con/m³ nước hiện nay là 25 – 35 cm (tùy mật độ tôm thả trong ao nuôi).

Việc duy trì màu nước ao nuôi đạt chuẩn trong suốt quá trình nuôi tôm sẽ góp phần giữ ổn định hệ đệm, giảm một phần khí độc như NH³, H²S, NO²… phát sinh trong quá trình nuôi, giúp tôm giảm stress, tôm sẽ phát triển nhanh đều cỡ, săn chắc và cho màu sắc đẹp, góp phần tăng năng suất và giá thành tôm nuôi khi thu hoạch.

Đặng Hồng Đức
Cố vấn kỹ thuật Công ty
liên doanh Bio-Pharmachemie

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!