THỨ NĂM, ngày 23/1/2025

Thành công từ mô hình ao đất, bạt bờ

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Trong bối cảnh khó khăn về độ mặn thấp, dịch bệnh trên tôm vẫn âm ỉ gây hại cho người nuôi, nhưng anh Khoa ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng vẫn có được hai vụ nuôi thành công chỉ với mô hình ao đất lót bạt bờ. Mà theo anh Khoa là nhờ sử dụng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học… cùng quy trình kỹ thuật của C.P.

Năm nay lại là một vụ nuôi tôm khó đối với người nuôi tôm khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Cái khó năm nay đến người nuôi tôm khá sớm, bắt đầu ngay từ khâu đầu tiên là nguồn nước. Độ mặn ở vùng nuôi tôm của huyện Mỹ Xuyên năm nay lên rất chậm và rất thấp, thậm chí có khu vực độ mặn chỉ đạt 2 – 3‰, khiến mọi toan tính của người nuôi càng trở nên bất lợi hơn. 

Anh Khoa, nói vui: “Năm nay, giá vật tư đầu vào thứ gì cũng lên hết, chỉ có độ mặn và giá bán tôm thì đi xuống. Cũng may là nhờ có con giống CPF-Turbo Fresh chuyên dùng cho mùa mưa, ở những vùng có độ mặn thấp của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, nên tôi và bà con ở đây chẳng những thả nuôi được, mà còn nuôi thành công nữa mới vui chứ”. 

Thu hoạch tôm đạt sản lượng, kích cỡ lớn giúp anh Khoa có được lợi nhuận khá trong vụ nuôi khó. Ảnh: XT

Có lẽ, những ai theo dõi tình hình khó khăn của vụ tôm năm nay, mới cảm nhận hết được “cái vui” từ sự thành công của anh Khoa, cũng như những hộ nuôi tôm theo mô hình CPF – Combine do C.P. chuyển giao. Theo chia sẻ của anh Khoa, do chưa đủ điều kiện để nâng cấp lên mô hình lót bạt hoàn chỉnh của C.P., nên anh nhờ cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn của Công ty hướng dẫn cách làm mô hình ao đất lót bạt bờ. Theo đó, anh thiết kế 2 ao nuôi có tổng diện tích 1.500 m2, chỉ lót bạt bờ và thả nuôi 200.000 tôm post CPF-Turbo Fresh. Anh Khoa, chia sẻ: “Lúc tôi mua tôm giống được C.P. khuyến mãi tới 30%, nên tính ra mật độ thả nuôi hơn 170 con/m2. Cũng may, nhờ con giống tốt, rồi thức ăn hiệu Nassa A, chế phẩm sinh học… do C.P cung ứng rất chất lượng nên tôi vẫn đưa được tôm nuôi về cỡ 39 – 42 con/kg lúc thu hoạch”. 

Với kích cỡ tôm trên, cùng với tỷ lệ đạt đầu con khá, nên sản lượng tôm anh Khoa thu hoạch được lên đến 6,5 tấn. Dù giá tôm lúc thu hoạch bình quân chỉ đạt 118.000 đồng/kg, nhưng anh Khoa vẫn có được lợi nhuận 250 triệu đồng. Với những người nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) mật độ cao, con số lợi nhuận 200 – 300 triệu đồng được xem là hết sức bình thường. Tuy nhiên, với một mô hình nuôi ao đất, chỉ lót bạt bờ, với vỏn vẹn 2 ao có tổng diện tích 1.500 m2, lại thêm giá tôm xuống thấp, thì mức lợi nhuận 250 triệu đồng mà anh Khoa có được trong vụ nuôi vừa qua là hết sức có ý nghĩa. Điều đáng nói hơn, đây đã là vụ thứ hai anh Khoa có được thành công từ mô hình nuôi TTCT ao đất bạt bờ do cán bộ kỹ thuật của C.P. Việt Nam hướng dẫn. 

Thức ăn Nassa A do C.P. cung ứng, một trong những yếu tố mang đến thành công cho anh Khoa. Ảnh: XT

Trong những năm gần đây, mô hình nuôi TTCT ao đất thường có tỷ lệ thành công rất thấp, nên bên cạnh việc chuyển giao những mô hình nuôi lót bạt với mật độ cao, C.P. còn dành nhiều công sức nghiên cứu, chuyển giao mô hình nuôi TTCT ao đất, chỉ lót bạt bờ. Đây được xem là một hướng đi rất có ý nghĩa, bởi đa số người nuôi tôm hiện vẫn còn nuôi ao đất, do không đủ vốn để nâng cấp mô hình. Toàn bộ quy trình, từ khâu xử lý nước, xiphong đáy ao, xử lý chất thải và nước thải… đều không khác biệt gì mấy so với mô hình nuôi lót bạt CPF-Combine, nên tỷ lệ thành công từ mô hình ao đất của C.P. cũng khá cao so với cách nuôi truyền thống. 

Sau thành công ở 2 vụ nuôi TTCT bằng ao đất, lót bạt bờ theo quy trình C.P., anh Khoa có thêm sự tự tin vào quy trình và sản phẩm do Công ty cung cấp. Anh Khoa nhận xét mộc mạc rằng, sản phẩm nào tốt, mô hình nào hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao chắc chắn sẽ được người nuôi tôm đón nhận. Anh Khoa, chia sẻ: “Tôi không quảng cáo cho doanh nghiệp nào hết, nhưng chắc chắn rằng những vụ nuôi tới sẽ tiếp tục áp dụng mô hình của C.P., sử dụng bộ sản phẩm: con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, xử lý môi trường… của C.P., vì đây chính là chìa khóa đã giúp tôi thành công trong 2 vụ vừa qua. Đơn giản vậy thôi”! 

>> Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, định hướng sẽ xây dựng 45 mô hình điểm chủ đạo, phù hợp với từng tiểu vùng sản xuất trong 3 năm triển khai, được kiểm soát chặt chẽ về môi trường và dịch bệnh. Phấn đấu 100% cơ sở nuôi, hộ nuôi đảm bảo điều kiện về nuôi trồng và được cấp mã số ao nuôi, đối tượng nuôi chủ lực đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc phục vụ xuất khẩu. Tham gia trình diễn mô hình được đào tạo và được cấp chứng chỉ đào tạo, sau khi kết thúc chương trình đào tạo; có 100% Ban Quản trị các HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được tập huấn nâng cao năng lực quản lý. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của 20 HTX để đạt các chứng nhận VietGAP; xây dựng chuỗi liên kết giữa các bên liên quan từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm. 

An Xuyên

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!