Thanh Hóa: Nuôi ghép cá rô phi theo hướng VietGAP đạt hiệu quả

Chưa có đánh giá về bài viết

Với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã thực hiện mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGAP tại xã Mỹ Lộc, huyện Hậu Lộc và xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc. Mô hình đã thành công trong năm 2013.

Mô hình có diện tích 1 ha với 3 hộ tham gia. Tổng số cá thả 25.000 con, cỡ 5 – 12 cm, mật độ 2,5 con/m2, trong đó cá rô phi đơn tính đực chiếm 70%, còn lại là các loại cá: trắm cỏ, mè, trôi, chép. Sau 7 tháng, tốc độ tăng trưởng của cá rô phi đơn tính đực đạt 0,5 – 0,6 kg/con, các loại cá khác trung bình 0,8 kg/con, tỷ lệ sống 75%, năng suất trên 9 tấn/ha. Trừ các khoản chi phí, lợi nhuận của mô hình đạt 70 – 80 triệu đồng/ha. Ngoài ra, mô hình thực hiện theo hướng VietGAP là quản lý nghiêm ngặt đầu vào như con giống, thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học, môi trường ao nuôi, phòng bệnh trong quá trình nuôi và đầu ra sản phẩm. Hồ sơ biểu mẫu ghi chép các chỉ tiêu và thông số đầy đủ, chính xác. Thành công của mô hình này rất cần nhân rộng trong thời gian tới.

Sau 7 tháng, cá rô phi đạt 0,5 – 0,6 kg/con – Ảnh: Vũ Mưa

Được biết, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã hỗ trợ kinh phí cho một số địa phương thí điểm và mở rộng công nghệ nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình GAP. Việc áp dụng công nghệ nuôi VietGAP nhằm giải quyết vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, giảm tỷ lệ cá chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, rút ngắn thời gian nuôi, hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách nuôi truyền thống, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Kim Phượng

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!