Việt Nam là một trong số ít các nước thuộc khu vực Đông Nam Á đi đầu trong việc tham gia các hiệp định thương mại tự do. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là Việt Nam đã và đang thu được những gì từ các hiệp định này? Các chuyên gia trong nước và nước ngoài đều chung nhận định, Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do sẽ đem lại nhiều lợi ích trước mắt cũng như lâu dài, song thử thách không hề nhỏ.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 7,85 tỷ USD, giảm 2,3% so cùng kỳ năm 2018. Năm 2019, xuất khẩu thủy sản được dự báo sẽ giảm 1,2% so năm ngoái khi đang phải đối mặt nhiều rào cản bất lợi trên các thị trường chủ lực, nhất là Mỹ. Song Mỹ vẫn là thị trường quan trọng nhất khi chiếm 17,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt.
Khó khăn của thủy sản Việt Nam năm 2019 được thể hiện rõ nét nhất qua ngành hàng cá tra; giá cá thương phẩm và cá giống đều chạm đáy, thế độc quyền trên thị trường thế giới nguy cơ bị phá vỡ… Những thách thức này không dễ vượt qua, thế nhưng, nhiều tín hiệu sáng được phát ra trong quý 4 năm 2019 đã nhen lên hy vọng mới cho cá tra Việt Nam bứt phá.
Theo báo cáo Công ty đầu tư công nghệ nuôi trồng thủy sản Hatch, Indonesia, Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc là 6 quốc gia dẫn đầu trong ngành công nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng xét về sản lượng.
Năm 2019, trong khi xuất khẩu hải sản có bước tăng trưởng đáng kể thì hai sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam là tôm và cá tra đều giảm, khiến kế hoạch cả năm không hoàn thành. Nguyên nhân được cho là do biến động từ một số thị trường trọng điểm.
Thủy sản Việt Nam xuất khẩu hiện đứng thứ nhất Đông Nam Á, thứ hai châu Á với công nghệ chế biến hiện đại cho ra sản phẩm đạt chứng nhận ATTP, đủ điều kiện vào các thị trường khó tính. Trong lúc, chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa những năm qua có tăng trưởng nhưng vẫn còn xa mới đáp ứng yêu cầu.
Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm đều cố gắng đầu tư xây dựng vùng nuôi riêng. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu mà còn là cơ sở để tạo sự khác biệt nhằm xây dựng thương hiệu.
Theo đánh giá chung, năm 2019, tình hình xuất khẩu nhóm hàng thủy sản gặp rất nhiều khó khăn, mục tiêu 10 tỷ USD khó đạt được. Tuy nhiên, toàn ngành vẫn nỗ lực tận dụng nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường để gia tăng xuất khẩu tháng cuối năm.
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập ngày càng mạnh mẽ, vấn đề truy xuất nguồn gốc được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với thương hiệu tôm và cá tra.
Tại hội thảo “Giới thiệu về thị trường Trung Quốc: kinh nghiệm hợp tác và cơ hội kinh doanh” vừa tổ chức ở Cần Thơ, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Trần Văn Công và Tham tán Kinh tế Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Hồ Tỏa Cẩm đã chia sẻ.