Theo Tổng cục Hải quan, từ 1 – 15/6, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 333,5 triệu USD, giảm 2,4% so cùng kỳ năm 2019. Lũy kế từ đầu năm đến 15/6/2020, xuất khẩu thủy sản đạt 3,22 tỷ USD, giảm 8,4%.
5 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu gần 699 triệu USD hàng thủy sản các loại, giảm 4,2% so cùng kỳ năm ngoái, chiếm 0,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Virus Corona đã giáng một đòn mạnh vào ngành cá tra Việt Nam, vốn đã bị tổn thương trước đại dịch.
Tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đã khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu chú ý lại thị trường nội địa. Với dân số đông và mức sống tăng lên, đây rõ ràng là một con đường sáng. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh tiêu thụ trong nước liệu có khả thi?
Theo đó, các doanh nghiệp, hộ sản xuất hàng nông sản, thủy sản cần tăng cường giám sát chất lượng, tuân thủ quy định của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn thực thẩm, truy xuất nguồn gốc…; để giảm thiểu rủi ro và giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Sáng 8/6, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, 100% đại biểu đã tán thành và biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu.
Dịch COVID-19 ở Việt Nam đã cơ bản được kiểm soát, hoạt động chế biến thủy sản đã trở lại bình thường sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thủy sản tăng trở lại trong thời gian tới, đặc biệt khi dịch khiến nguồn cung tại một số nước giảm trong ngắn hạn.
An Giang là một trong những tỉnh sản xuất cá tra lớn nhất ở ĐBSCL. Hiện giá cá đang giảm mạnh, vì vậy ngành nông nghiệp quy hoạch phát triển theo hướng bền vững.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, riêng trong tháng 5, giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 582 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng lên 2,81 tỷ USD, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước những khó khăn từ hầu khắp các thị trường, EVFTA được coi là giải pháp cứu cánh cho ngành thủy sản Việt Nam. Mặc dù vậy, bên cạnh nhiều hứa hẹn là những thách thức buộc phải vượt qua nếu muốn đi tiếp.