Kim ngạch xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong năm 2015 dự báo sụt giảm do dịch bệnh, tuy nhiên, ngành tôm nước này vẫn hy vọng tăng trưởng trong năm 2017.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang chạy đua với thời gian để hoàn thành mục tiêu kinh doanh đặt ra. Thời gian không còn nhiều, liệu có hoàn thành?
Thông thường vào những tháng cuối năm, giá cá tra nguyên liệu tăng do vào cuối vụ nuôi và nhu cầu nguyên liệu chế biến phục vụ thị trường xuất khẩu dịp Noel, tết Dương lịch tăng. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 10/2015, giá các loại nguyên liệu này chưa có dấu hiệu tăng trở lại nên người nuôi phải chịu lỗ, diện tích và sản lượng nuôi đều giảm.
Ngày 8/10, tại Cần Thơ, Hiệp hội Cá tra Việt Nam khởi động xây dựng MekongFishMarket.com, một trang thương mại điện tử giúp ngành cá tra vươn ra thế giới.
Đó là các mặt hàng: cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá hồi đỏ, cá tuyết đông lạnh, surimi cá minh thái, trứng cá minh thái, cá trích, trứng cá trích, tôm, tôm chế biến, cua, cá ngừ đóng hộp.
Nhiều trại nuôi tôm ở tỉnh Quảng Tây, Phúc Kiến, Trạm Giang (Trung Quốc) đã tổn thất nặng do dịch bệnh và thời tiết bất thường.
Việt Nam có đủ điều kiện cần thiết để phát triển ngành cá cảnh. Tuy nhiên đến nay, thị trường cá cảnh Việt Nam còn khá im ắng, trong khi tình hình xuất khẩu vẫn ở mức khiêm tốn.
Trong 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam có 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty xuất khẩu bị 38 nước nhập khẩu trả về, trung bình mỗi doanh nghiệp có 5 lô hàng không đảm bảo chất lượng bị trả về. Cá biệt, có một doanh nghiệp xuất khẩu bị trả về 70 lô hàng.
Một phái đoàn doanh nghiệp Đài Loan vừa sang Nicaragua để tiếp cận cơ hội đầu tư trong ngành khai thác và nuôi hải sâm tại nước này.
Nhiều hãng xuất khẩu tôm Ấn Độ đang cân nhắc việc ấn định mức giá sàn cho mặt hàng tôm trước tình trạng nguồn cung dư thừa trong khi giá bán trên toàn cầu vẫn chưa có tín hiệu ngừng giảm.