Hội chợ quốc tế lần thứ 19 về thủy sản do Cơ quan phát triển xuất khẩu sản phẩm thủy sản Ấn Độ phối hợp với Hiệp hội các nhà xuất khẩu hải sản Ấn Độ tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 12/1/2014, tại Trung tâm triển lãm Chennai, Ấn Độ.
Chất lượng cá ngừ đại dương Việt Nam xuất khẩu đang giảm, có nguy cơ mất thương hiệu trên thế giới. Bộ NN&PTNT đã hướng dẫn kỹ thuật và phương pháp thu câu, xử lý, sơ chế, bảo quản cá ngừ đại dương khai thác bằng nghề câu; đồng thời chuẩn bị triển khai “Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ và sản xuất cá ngừ theo chuỗi”.
Từ nay tới năm 2015, sẽ triển khai thí điểm khai thác và xuất khẩu cá nóc tại 4 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu và Kiên Giang với kinh phí hơn 2 tỷ đồng.
Bước sang năm 2013, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam phải đối diện hàng loạt rào cản kỹ thuật mới sau khi gặp nhiều khó khăn tại các thị trường nhập khẩu (NK) tôm trọng điểm năm ngoái.
Vì sao sản lượng thủy sản xuất khẩu tăng mạnh nhưng giá trị không tăng tương ứng? Nhiều nhà quản lý trong ngành đã chỉ ra, “vì chúng ta mới chú trọng xuất khẩu sản phẩm thô mà chưa tập trung vào các mặt hàng giá trị gia tăng”.
Từ vụ phát hiện, tịch thu, tiêu hủy 2,99 tấn khô cá của các hộ sản xuất khô ở ấp An Thái, xã Hòa Bình (Chợ Mới) bị nhiễm Trichlorfon (là hóa chất bảo vệ thực vật độc hại dùng để diệt côn trùng ruồi muỗi, là hóa chất cấm trong chế biến thực phẩm) và 124 kg khô cá thành phẩm của 2 cơ sở sản xuất chế biến cùng địa bàn vào năm 2012, đã phát hiện 8 cơ sở sản xuất chế biến khô cá tra và cá chim nước ngọt tại ấp An Thái hoạt động “chui”, không có giấy phép kinh doanh từ hơn 3 năm qua.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Thái Lan đang tăng rất mạnh.
Đầu tháng 8/2013, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) sẽ phối hợp với một số tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước như: trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, Quỹ quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam và Áo… khởi động dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam”.
Mười năm qua, từ một loài cá bản địa, khai thác tự nhiên, con cá tra đã phát triển và trở thành sản phẩm chiến lược của Việt Nam. Hiện, cá tra Việt Nam đã được xuất khẩu đến 142 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng nuôi tăng 50 lần, vượt ngưỡng 1 triệu tấn/năm, giá trị xuất khẩu tăng 65 lần, đóng góp khoảng 2% GDP cả nước.
Những tháng đầu năm 2013, nghề nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khá ảm đạm do chi phí đầu vào tăng cao trong khi giá cá không ổn định, thậm chí thấp hơn giá thành sản xuất.