Thủy sản vào EU: Còn nhiều rào cản

Chưa có đánh giá về bài viết

Tại Hội thảo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường châu Âu (EU) tại tỉnh Bình Thuận, bà Bùi Thị Thanh An – Phó Cục trưởng Cục XTTM khẳng định, gần đây có nhiều quy định thay đổi bất lợi cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU.

Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam hiện là nhà sản xuất và xuất khẩu thủy hải sản lớn thứ 5 thế giới (sau Trung Quốc, Na Uy, Thái Lan và Đan Mạch), trong đó Việt Nam đứng thứ 5 tại thị trường Mỹ, thứ 8 tại Nhật và thứ 10 tại EU.

Từ năm 2005, EU là thị trường trong thứ 3 của thủy sản Việt Nam sau Nhật và Mỹ, chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Từ năm 2007 – 2011, EU là thị trường số 1 của thủy sản Việt Nam, nhưng năm 2012, EU tụt hạng xuống thứ 2 (sau Mỹ) với kim ngạch 1,135 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2011.

Xuất khẩu cá tra ngày càng gặp khó ở thị trường EU 

Xuất khẩu cá tra ngày càng gặp khó ở thị trường EU

6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào EU chỉ đạt 512 triệu USD, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các sản phẩm thủy sản vào EU đều giảm mạnh. Trong đó mực và bạch tuộc giảm 39%; cá tra giảm 14%; tôm giảm 1,5%, chỉ có cá ngừ tăng 31% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo ông Hòe, nguyên nhân thủy sản Việt vào EU giảm mạnh là do suy thoái kinh tế trong khắp khối EU; cùng với yêu cầu về tiêu chuẩn và chứng nhận chất lượng ngày càng khắt khe của thị trường này, cộng với tình trạng các DN Việt Nam thiếu chiến lược tiếp thị bài bản và xây dụng thương hiệu cho thủy sản tại EU.

Chưa dừng lại ở các rào cản trên, từ ngày 1/1/2014, EU vẫn cho phép Việt Nam hưởng GSP (hệ thống phổ cập thuế quan) đối với thủy sản, rút GSP của Trung Quốc, đồng thời vừa cho phép Myanmar hưởng lại EBA( quy ước miễn thuế cho hàng hóa của Myanmar vào EU trừ vũ khí). Điều này có nghĩa Việt Nam tiếp tục duy trì lợi thế xuất khẩu so với Trung Quốc, có thể sử dụng nguyên liệu từ Myanmar theo nguyên tắc cộng gộp xuất xứ nhưng cũng sẽ đối mặt với cạnh tranh xuất khẩu thủy sản từ Myanmar.

Ông Nguyễn Văn Hiền – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần xuất khẩu Bình Thuận cho biết, sản lượng thủy sản vào thị trường EU 6 tháng đầu năm giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó tình trạng kinh doanh của các DN làm hàng thủy sản xuất đi EU gặp nhiều trở ngại như chi phí lưu kho, lưu bãi lớn; thời gian xin cấp C/O quá lâu làm khó DN và giảm nhiệt yếu tố cạnh tranh với các nước.

Đại diện Công ty Thủy sản Nam Hải (Bình Thuận) cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, khó khăn lớn nhất của các DN Việt Nam là giá thủy sản vào EU đã giảm 10-12% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này khiến DN không có lãi khi muốn giữ mối hàng từ thị trường truyền thống này.

Ông Trần Ngọc Quân – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương): Tình hình xuất khẩu thủy sản gặp nhiều trở ngại do những thay đổi về chính sách và quy ước khi các sản phẩm thủy sản vào EU. Các vấn đề DN thủy sản Việt Nam hay gặp khi xuất khẩu vào thị trường này là sản phẩm có dư lượng hóa chất bị cấm như kháng sinh, các vi sinh vật có hại (nhiễm khuẩn), gian lận CO.

Vĩnh - Hải

Báo Công Thương Điện Tử

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!