(TSVN) – Ngành thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm chất lượng. Việc duy trì độ tươi và chất lượng của thủy sản là yếu tố then chốt vì đây là mặt hàng dễ hư hỏng. Những khó khăn trong lưu trữ bao gồm kiểm soát nhiệt độ, tối ưu hóa không gian và quản lý hàng tồn kho chính xác. Để khắc phục các vấn đề này, tích hợp công nghệ tự động hóa được xem là giải pháp hiệu quả, đặc biệt trong lưu trữ thủy sản đông lạnh, giúp nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Một trong những thách thức cấp bách nhất trong việc lưu trữ thủy sản là kiểm soát nhiệt độ. Thủy sản cần được kiểm soát nhiệt độ nghiêm ngặt để ngăn ngừa hư hỏng và duy trì chất lượng. Ngay cả những thay đổi nhỏ về nhiệt độ cũng khiến chất lượng sản phẩm xuống cấp nhanh chóng, ảnh hưởng đến cả hương vị và độ an toàn.
Các cơ sở lưu trữ thủy sản thường gặp khó khăn trong việc tận dụng tối đa không gian sẵn có do nhu cầu về các khu vực nhiệt độ cụ thể và yêu cầu xử lý đặc biệt.
Trong ngành thủy sản, một thách thức lớn khác là đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng nghiêm ngặt, đặc biệt đối với hải sản – loại sản phẩm yêu cầu bảo quản và xử lý cẩn thận. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy định pháp lý về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc là rất quan trọng. Duy trì sự tuân thủ này, đặc biệt khi dựa vào các quy trình thủ công dễ phát sinh lỗi, đòi hỏi nỗ lực lớn trong việc đảm bảo tính chính xác trong ghi chép và quản lý.
Việc tích hợp công nghệ tự động hóa vào hoạt động lưu trữ thủy sản có thể hạn chế đáng kể những thách thức này. Tự động hóa giúp nâng cao hiệu quả và độ chính xác, đồng thời vẫn duy trì việc kiểm soát chất lượng một cách nghiêm ngặt. Hệ thống tự động giúp đảm bảo các sản phẩm được lưu trữ an toàn và hiệu quả, sau cùng sẽ khiến khách hàng hài lòng hơn cũng như tránh giảm lãng phí.
Ví dụ, Hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động (AS/RS) đặc biệt hiệu quả trong việc sắp xếp và truy xuất các sản phẩm thủy sản, tối ưu hóa không giam và giảm thời gian truy xuất. Những hệ thống này có thể tối đa hóa việc lưu trữ theo chiều dọc, cho phép tăng công suất, đồng thời đẩy nhanh việc thực hiện đơn hàng. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng trong ngành thủy sản luôn biến đổi.
Hơn nữa, việc vận hành một kho hàng có các sản phẩm thủy sản được kiểm soát nhiệt độ rất tốn kém và cần lượng nhân công cao, trừ khi chủ kho có thể giảm toàn bộ chi phí vận hành cũng như chi phí bảo trì. Nếu có thể áp dụng Hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động để kiểm soát và sử dụng các không gian lưu trữ đông lạnh, về lâu dài có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng, chi phí vận hành, chi phí năng lượng và giảm thiểu các thách thức về nhân công.
Giá lưu trữ: Hệ thống AS/RS sử dụng các giá chuyên biệt có thể định hình để phù hợp với các loại bao bì hải sản khác nhau, bao gồm pallet, thùng và hộp carton. Bằng cách xem xét các yếu tố như độ bền của vật liệu, khả năng chịu tải và khả năng tiếp cận, các nhà kho có thể triển khai các giải pháp giá kệ để hỗ trợ nhu cầu của ngành thực phẩm đông lạnh.
Cần cẩu xếp chồng: Đây là loại cần cẩu chuyên dụng có thể hoạt động tại các lối đi hẹp, cho phép lưu trữ thủy sản theo chiều dọc trong các kho hàng cao tầng và có nhiều cấu hình khác nhau. Với khả năng nâng hạ nhanh chóng, các cần cẩu xếp chồng có thể xử lý lượng lớn sản phẩm một cách nhanh chóng, đảm bảo lưu trữ và truy xuất hàng tồn kho kịp thời.
Hệ thống xe đưa đón: Hệ thống này hoạt động bên trong các giá lưu trữ, di chuyển theo chiều ngang và chiều dọc để truy xuất hoặc lưu trữ các sản phẩm. Các hệ thống là một giải pháp tự động hóa và đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong các kho thực phẩm đông lạnh, được thiết kế để tăng mật độ lưu trữ. Hệ thống này có thể xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhiều mã sản phẩm lưu kho (SKU).
Hệ thống băng chuyền: Trong các kho thực phẩm đông lạnh, việc sử dụng kết hợp hệ thống băng truyền và các trạm lấy hàng theo hình thức vận chuyển từ hàng hóa đến người (GTP) giúp tăng đáng kể hiệu quả vận chuyển. Băng chuyền vận chuyển sản phẩm đến các trạm GPT, cho phép nhanh chóng tập hợp các đơn hàng mà không cần di chuyển quá nhiều. Việc tích hợp này không chỉ tăng tốc độ hoàn thành đơn hàng và độ chính xác mà còn giảm chi phí lao động và giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi phải xử lý thủ công.
Xe tự hành (AGVs): AGV là các robot di động giúp vận chuyển sản phẩm giữa các vị trí lưu trữ và khu vực lấy hàng. Những chiếc xe này có thể tự động tự động điều hướng, giảm nhu cầu và lao động thủ công và hạn chế các nguy cơ tai nạn trong môi trường kho bãi đông đúc.
AGV thể hiện sự linh hoạt và khả năng thích ứng cho việc vận chuyển nhiều loại hoàng hóa trong các môi trường đông đúc, đồng thời có thể dự đoán các đường dẫn cố định cho hệ thống băng chuyền hoạt động với thông lượng cao.
Phần mềm điều khiển: Phần mềm điều khiển đóng vai trò trung tâm trong bất kỳ hệ thống AS/RS nào, quản lý mọi hoạt động, từ theo dõi hàng tồn kho đến phối hợp các thiết bị. Phần mềm này cung cấp dữ liệu theo thời gian thực về mức tồn kho, quá trình xử lý đơn hàng và hiệu suất hệ thống, đảm bảo việc hoạt động liền mạch.
Ngoài hệ thống tự động hóa lớn như ASRS, các hệ thống hỗ trợ nhỏ hơn cũng cần thiết để hoàn thiện quy trình tự động trong kho đông lạnh. Các hệ thống giám sát nhiệt độ đảm bảo tính toàn vẹn của sản phẩm, trong khi máy xếp pallet tự động, máy quấn và máy vuông hóa giúp xếp chồng và chuẩn bị hàng hóa hiệu quả. Tùy theo nhu cầu và ngân sách, có thể kết hợp các hệ thống bán tự động để tạo ra giải pháp phù hợp. Sự tích hợp này giúp kho hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sản phẩm trong toàn chuỗi cung ứng.
Những thách thức trong việc lưu trữ hải sản như kiểm soát nhiệt độ, tối ưu hóa không gian và đảm bảo chất lượng có thể được giải quyết thông qua việc tích hợp công nghệ tự động hóa. Các giải pháp tự động giúp kho hải sản cải thiện hiệu quả hoạt động, tuân thủ quy định và duy trì chất lượng cao mà thị trường đòi hỏi. Khi ngành hải sản phát triển, việc áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ là chìa khóa để giải quyết các phức tạp trong hậu cần.
Những yếu tố cần xem xét khi triển khai hệ thống AS/RS trong kho thực phẩm đông lạnh:
Khả năng chịu nhiệt: Đảm bảo các bộ phận được thiết kế để chịu được điều kiện của kho thực phẩm đông lạnh nhằm ngăn ngừa sự cố. Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng nổi bật thông qua các giải pháp chuỗi cung ứng lạnh chất lượng từ đầu đến cuối.
Khả năng chịu tải: Đánh giá trọng lượng và kích thước của các pallet hoặc thùng chứa được xử lý. Tất cả các hệ thống phải có khả năng chịu tải phù hợp để quản lý an toàn các loại sản phẩm thực phẩm đông lạnh cụ thể.
Tối ưu hóa không gian: Lập kế hoạch bố trí để tối đa hóa việc sử dụng không gian, giảm thiểu thời gian di chuyển và tránh tình trạng tắc nghẽn, đặc biệt trong các lối đi hẹp đặc trưng của kho lưu trữ đông lạnh. Mật độ lưu trữ cao hơn đáng kể so với các nhà kho thông thường. Tối ưu hóa chi phí và tăng hiệu quả thông qua việc tự động hóa các công việc cụ thể.
Khả năng tiếp cận để bảo trì: Thiết kế bố cục nhà kho để cung cấp khả năng tiếp cận dễ dàng cho việc bảo trì và sửa chữa thiết bị, đảm bảo tối thiểu hoá thời gian chết và hiệu quả hoạt động.
Khả năng tương thích với hệ thống hiện có: Đảm bảo hệ thống AS/RS tích hợp liền mạch với các hệ thống tự động khác để tạo ra một quy trình làm việc đồng bộ.
Körber