Tiềm năng của một giải pháp thức ăn mới: Cải thiện sức đề kháng TTCT trước thách thức EHP

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Nuôi trồng thủy sản là một ngành phức tạp với nhiều biến số tác động mạnh đến hiệu suất kinh tế. Trong số này, bùng phát dịch bệnh và sự xuất hiện của mầm bệnh mới như ký sinh trùng là một mối đe dọa lớn.

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một loại ký sinh trùng microsporidian khu trú ở gan tụy tôm (HP). Sự xuất hiện của nó thường không được chú ý do người nuôi chủ yếu tập trung vào một số bệnh thứ cấp như hội chứng tôm chết sớm (EMS), hội chứng phân trắng… Tuy nhiên, mặc dù EHP không gây ra tỷ lệ tử vong cao, nhưng nó có liên quan đến tình trạng chậm lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), dẫn đến thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

Vòng đời của ký sinh trùng microsporidian có thể được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn lây nhiễm, tăng sinh và giai đoạn hình thành bào tử (Hình 1). Giai đoạn lây nhiễm là giai đoạn duy nhất có thể tồn tại mà không cần vật chủ vì bào tử nằm ngoài tế bào của vật chủ. Sau đó, các bào tử chọc thủng màng sinh chất của tế bào vật chủ bằng ống polartube, giải phóng bào tử (vật liệu truyền nhiễm) bên trong tế bào chất của tế bào.

Hình 1: Minh họa vòng đời của Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) Nguồn: Chaijarasphong et al., 2021

Sporoplasm tăng sinh bên trong các tế bào tạo thành plasmodia phân nhánh (nhân nhân bản không có màng) mới. Sau đó, tế bào chất của plasmodium phân hủy thành sporoblasts (bào tử mới hình thành). Tế bào biểu mô gan tụy bị nhiễm trùng sẽ phồng lên và vỡ ra, giải phóng các bào tử trưởng thành trong gan tụy và thải chúng ra môi trường qua phân. Tôm khỏe mạnh bị nhiễm bệnh do ăn phải bào tử từ phân hoặc do ăn thịt đồng loại (Keeling, 2009).

Để hạn chế tác động của EHP đối với tôm thẻ chân trắng (TTCT), nhóm chuyên gia MiXscience về nuôi trồng thủy sản (Stephane Frouel, Julie Castier và Maxime Hugonin) đã phát triển một giải pháp thức ăn phòng ngừa sáng tạo và bền vững có tên là A- Coverost. Hiệu quả của giải pháp này đã được chứng minh trong các thử nghiệm in vitro và in vivo, từ phòng thí nghiệm đến ấu trùng tôm. Các nghiên cứu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã được thực hiện tại các cơ sở của Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học Quốc gia (BIOTEC), Thái Lan.

Hình 2. Tỷ lệ nảy mầm của bào tử (%) – Kết quả từ hai thử nghiệm liên tiếp với hai lô EHP khác nhau
* ANOVA p< 0.05

Kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy, A- Coverost làm giảm đáng kể (>60%) tỷ lệ nảy mầm của bào tử EHP. Nó đã được thể hiện bằng biểu hiện thấp hơn của các ống polartube có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi (Hình 2).

Nghiên cứu thử nghiệm trên tôm cũng được thực hiện tại các cơ sở của BIOTEC trong điều kiện phòng thí nghiệm. Sau các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, sản phẩm thử nghiệm A – Coverost đã được sử dụng trước khi bị cảm nhiễm (phương pháp phòng ngừa) hoặc sau khi bị cảm nhiễm (phương pháp chữa bệnh).

Kết quả với A- Coverost được áp dụng như một giải pháp phòng ngừa tốt hơn về mặt thống kê và số lượng đối với hiệu suất tăng trưởng. Tác động của EHP đã bị vô hiệu hóa trong khi các thông số tương tự của tôm bị thách thức suy giảm nghiêm trọng ở nhóm đối chứng. Tỷ lệ sống sót vẫn cao mà không có sự khác biệt giữa các nhóm. Những kết quả này khẳng định thực tế rằng, EHP chủ yếu ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hơn là khả năng sống sót của tôm (Bảng 1).

A- Coverost có thể kiểm soát hoặc trì hoãn sự sao chép của EHP. Điều đó có nghĩa là năng lượng mà vật chủ sẽ không tham gia để chiến đấu chống lại mầm bệnh gây hại cho các tế bào gan tụy sẽ được phân bổ lại cho các quá trình tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn.

Khi được áp dụng như một giải pháp chữa bệnh, kết quả cho thấy rằng sản phẩm không thể kiểm soát hoặc trì hoãn sự nhân lên của EHP khi ký sinh trùng đã xâm nhập vào gan tụy của tôm.

Nghiên cứu mới này được thực hiện ở Thái Lan, khẳng định nghiên cứu trước đó, được thực hiện ở Việt Nam (Frouel et al, 2021), chứng minh tính hiệu quả mạnh mẽ nhất định của sản phẩm do Mixscience phát triển để kiểm soát nhiễm EHP và chống lại các tác động tiêu cực của nó đối với năng suất của tôm.

Do tính đặc thù của chu kỳ ký sinh trùng, chúng tôi khuyến khích bạn nên áp dụng phương pháp tiếp cận liên tục và phòng ngừa hơn là phương pháp chữa bệnh để sản phẩm có thể tương tác với các bào tử EHP trong giai đoạn lây nhiễm tự do của chúng.

Tuy nhiên, A- Coverost cần được sử dụng như một công cụ trong một chương trình quản lý hoàn chỉnh dựa trên các biện pháp thực hành an toàn sinh học, để thực hiện ở cấp trang trại nhằm hạn chế sự hiện diện của ký sinh trùng.

“Tham gia vào Tập đoàn Avril với mục đích là “Phục vụ Trái đất”, tại Mixscience, tính bền vững là trọng tâm trong quá trình đổi mới của chúng tôi. Chúng tôi không ngừng đổi mới để tạo ra giá trị cho khách hàng và đóng góp vào sự phát triển của nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả kinh tế nhưng cũng tôn trọng quyền lợi và sức khỏe của vật nuôi bằng cách sản xuất thực phẩm đáp ứng an toàn vệ sinh và dinh dưỡng cao. Trong nuôi trồng thủy sản, chúng tôi tin rằng phòng ngừa là chìa khóa để tạo ra các trang trại hiệu suất cao đáp ứng các kỳ vọng ngắn hạn và dài hạn về kinh tế, xã hội và môi trường. Hỗ trợ bạn trong việc kết hợp tính bền vững và hiệu suất là sứ mệnh của chúng tôi”.

Ông Maxime Hugonin, Tổng Giám đốc Mixscience Asia

Tham khảo thêm thông tin tại: http://mixscienceasia.com hoặc scan QR code

Ghé thăm quầy triển lãm số B5-B6-B7 của chúng tôi tại VietShirmp 2023

Stephane Frouel, Julie Castier và Maxime Hugonin

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!