(TSVN) – Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động đối với ngành nuôi trồng thủy sản, với sự kết hợp của những thách thức và cơ hội mới. Mặc dù gặp phải những vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu, các giải pháp bền vững và đổi mới sáng tạo đang giúp ngành này duy trì đà tăng trưởng ổn định. Cùng Thủy sản Việt Nam theo dõi những con số nổi bật và những xu hướng chính trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản năm 2024!
(TSVN) – Thông tin từ Cục Thống kê Nghệ An, năm 2024, sản lượng thủy sản của địa phương ước đạt 289.748,5 tấn, tăng 4,2% (+11.689,8 tấn). Thời tiết năm 2024 tương đối thuận lợi nên hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khá.
(TSVN) – Năm 2024 tiếp tục chứng kiến khả năng vượt khó, vươn lên của ngành tôm, để về đích bằng kết quả tăng trưởng ấn tượng cả về sản lượng lẫn giá trị kim ngạch xuất khẩu. Bước sang năm 2025, ngành tôm cần nắm bắt, chắt chiu tốt từng cơ hội để tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới.
(TSVN) – Thời điểm này, tại Hưng Yên, nhiều hộ dân đã bắt đầu thu hoạch cá để phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán. Năm nay, cá bán được giá, tiêu thụ thuận lợi nên người dân rất phấn khởi.
(TSVN) – Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển (nuôi biển) đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1664/QĐ-TTg ngày 4/10/2021. Cụ thể, mục tiêu nuôi biển năm 2025 đạt diện tích 280.000 ha, sản lượng 850.000 tấn, xuất khẩu 0,8 – 1 tỷ USD; năm 2030 diện tích 300.000 ha, sản lượng 1.450.000 tấn, xuất khẩu 1,8 – 2 tỷ USD; tầm nhìn năm 2045 xuất khẩu 4 tỷ USD; với công nghệ tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, quản lý hiện đại. Tuy nhiên, hiện còn rào cản cần được tập trung tháo gỡ để phát triển.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định sản xuất giống thủy sản, đặc biệt tôm giống là một trong những nhóm ngành cần tập trung ưu tiên đầu tư phát triển, để tạo động lực phát triển cho các ngành kinh tế khác. Hiện thực hóa mục tiêu trên, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để lĩnh vực sản xuất tôm giống không ngừng phát triển.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, năm 2024, xã Phước Sơn không còn tàu “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không có giấy phép khai thác thủy sản). Tình trạng sử dụng xung điện, xiếc máy, lấn chiếm mặt nước để cắm đăng đùng, lồng bè tự phát cũng chấm dứt. Một số hộ đã tự giác tháo dỡ, tiêu hủy gọng xiếc máy, trở về khai thác thủy sản hợp pháp theo quy định.
Chiều ngày 11/1, Ban Chấp hành Hội Nghề cá TP. Vũng Tàu đã tổ chức buổi họp mặt tổng kết hoạt động của Hội năm 2024.
Tháng 4.2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP (Nghị định 37) sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 26/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Nghị định 37, có hiệu lực từ ngày 19.5.2024, đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến việc đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực theo hướng quy định cụ thể, rõ ràng hơn, tháo gỡ một số vướng mắc, tạo thuận lợi cho việc đăng ký và cấp giấy xác nhận.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và tính toán của các cơ quan khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2024 – 2025 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019 – 2020.Tuy nhiên, có nguy cơ tiếp tục xảy ra xâm nhập mặn gia tăng đột biến như các ngày 24 đến 30-12-2024.