(TSVN) – Nghề làm Muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) được Bộ Văn hóa Truyền thông và Du lịch (Bộ VHTTDL) đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(TSVN) – Theo Cục Thống kê Nghệ An, 11 tháng đầu năm 2024, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra.
(TSVN) – Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh khuyến cáo, người nuôi cần hạn chế thả giống vào mùa Đông, chỉ tổ chức thả giống đối với các cơ sở đáp ứng đủ điều kiện, có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho động vật thủy sản.
(TSVN) – Mới đây, Chi cục Thủy sản tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thủy sản năm 2024, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch trong năm tới.
Nhằm tận dụng, phát huy lợi thế mặt nước trên các hồ, đập thủy lợi cũng như phát triển thêm đối tượng nuôi mới đáp ứng nhu cầu thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã triển khai thử nghiệm mô hình nuôi các loại cá nước ngọt có giá trị trong lồng bè tại hồ đập, hồ chứa trên địa bàn tỉnh. Đây là hướng đi mới góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
Vụ cá Bắc thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch và kéo dài đến tháng 3 năm sau. Đây là một trong những vụ đánh bắt chính của ngư dân với những đối tượng thủy sản có giá trị cao như cá thu, cá ngừ, cá cờ, mực nang… Tuy nhiên, vụ cá Bắc năm nay đối mặt với nhiều khó khăn, khiến ngư dân thất thu.
Ngư dân ở các xã ven biển huyện Bình Sơn có một nghề rất độc đáo, đó là nghề câu bạch tuộc bằng vỏ ốc. Nghề thời vụ, nhưng mang lại cho ngư dân nguồn thu nhập khá.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh khoảng 350 ha và hơn 11.710 m3 nuôi cá lồng. Sản lượng thủy sản toàn tỉnh 11 tháng ước đạt 489 tấn, đạt 73% so kế hoạch (KH); tăng 81 tấn, đạt 120% so với cùng kỳ năm trước.
Với lợi thế tự nhiên từ hệ thống sông ngòi và vùng đồng bằng rộng lớn, ÐBSCL là trung tâm nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh các lợi thế, ngành nuôi trồng thủy sản của ÐBSCL cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, yêu cầu khắt khe từ thị trường… Bối cảnh này đòi hỏi ngành Thủy sản nước ta phải có những giải pháp linh hoạt để ứng phó, trong đó vấn đề hợp tác quốc tế để phát triển bền vững đang được quan tâm đẩy mạnh.
Thay vì chỉ bắt vần công vào mùa thu hoạch, những năm gần đây, khi nhu cầu về nhân công thu hoạch tôm càng xanh càng lớn đã kéo theo sự xuất hiện của dịch vụ thu hoạch tôm càng xanh thuê. Mô hình này đã thể hiện sự sáng tạo, nét riêng của người nông dân xứ tôm – lúa Kiên Giang.