Năm nay, lũ về ĐBSCL sớm hơn và mực nước cũng cao hơn năm trước trên dưới 1 m. Tuy nhiên, dự báo về một mùa cá bội thu đã không xảy ra.
Gần 20 năm qua, một người con của miệt vườn đã sống trọn với đam mê thuần dưỡng, lai tạo, phục hồi các giống cá hiếm của vùng sông nước Cửu Long.
Theo Chi cục nuôi trồng thủy sản, tình trạng dịch bệnh trên tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh sau thời gian lắng dịu, nay có dấu hiệu xuất hiện trở lại ở nhiều địa phương. Khả năng tập trung nhiều nhất tại các xã: Định Trung, Đại Hòa Lộc, Bình Thới, Thạnh Trị (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre). Diện tích bị thiệt hại từ đầu vụ đến nay cũng khá lớn, trên 740 ha, chiếm tỷ lệ 18,5% so với tổng diện tích thả nuôi.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có 14.628 ha tôm nuôi bị dịch bệnh.
Ngày 5-9, ông Võ Công Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau, cho biết: Nghêu giống và nghêu thương phẩm của 16 HTX ở bãi nghêu Khai Long giờ đây gần như đã cạn kiệt do sức khai thác quá lớn của hàng ngàn người dân trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại vẫn còn khoảng 4.000 – 5.000 người tham gia khai thác hàng ngày.
(Thủy sản Việt Nam) – Đây là nội dung chính của Thông tư số 52/2011/TT-BNNPTNT do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu ký ban hành ngày 28/7/2011.
Thông tin từ Phòng Kinh tế chuyên ngành – Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, khả năng hợp tác khai thác hải sản trên vùng biển các nước lân cận với nước ta đã được lãnh đạo tỉnh tính đến, song khó triển khai thực hiện do các nước này đều yêu cầu doanh nghiệp khai thác phải đầu tư xây dựng nhà máy, hoặc cam kết tiêu thụ hải sản tại chỗ, không được chở đi nơi khác hoặc chở về Việt Nam.
Năm nay được dự báo là mùa “lũ đẹp” nên người dân ĐBSCL rất phấn khởi. Hiện mực nước lũ đang xấp xỉ mức báo động 2. Đây là thời điểm các hoạt động khai thác lũ của cư dân vùng đầu nguồn sông Cửu Long diễn ra sôi động nhất.
Ba ngày qua, sân nghêu ở xã Đất Mũi (Ngọc Hiển, Cà Mau) bị hàng nghìn người tấn công. Cào sạch nghêu giống, đám đông xông vào vùng nuôi nghêu thương phẩm.
Từ lâu, nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) đã triển khai nuôi cá nước ngọt, nhưng chủ yếu nuôi quảng canh, năng suất thấp. Hoạt động này thực sự khởi sắc kể từ khi Trung tâm Khuyến ngư – nông – lâm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống cho các hộ nuôi cách đây vài ba năm. Hiện nay, nuôi cá nước ngọt đang là hoạt động hái ra tiền khi năng suất đạt kỷ lục 15 – 20 tấn/ha/năm, điều mà trước đó, không ai dám nghĩ đến.