(TSVN) – Bộ NN&PTNT đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo dự thảo, sẽ phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 – 3%/năm. Với 3 đột phá cần tập trung thực hiện.
(TSVN) – Ngày 24/11/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Chỉ thị số 31/CT-TTg, về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
(TSVN) – ICCAT là tổ chức quản lý nghề cá khu vực (RFMO) chịu trách nhiệm bảo tồn cá ngừ và các loài giống cá ngừ ở Đại Tây Dương và các vùng biển lân cận, bao gồm cả Địa Trung Hải. Các nhà quản lý nghề cá của ICCAT đã đồng ý tăng TAC cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương ở bờ Tây Đại Tây Dương thêm 376 tấn, tương đương 16%, từ 2.350 tấn lên 2.726 tấn, vì đánh giá trữ lượng cá ngừ vây xanh phía Tây Đại Tây Dương năm 2021 ước tính tổng sinh khối đã tăng 9% từ năm 2017 đến năm 2020. Đây là sự đảo ngược so với cuộc họp năm 2020, khi các cuộc thảo luận xoay quanh việc giảm tổng sản lượng đánh bắt cho phép. TAC đối với phía Đông Đại Tây Dương không thay đổi. Tổng hạn ngạch đối với cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương cho năm 2022 sẽ là 3.483 tấn.
Cơ quan Nghề cá Nhật Bản cho biết hạn ngạch của nước này ở Tây Đại Tây Dương sẽ tăng 257 tấn so với năm trước đó ở mức 407 tấn, trong khi ở phía Đông vẫn ở mức 2.819 tấn. Tuy nhiên, số liệu đối với Nhật Bản có thể giảm xuống do Mỹ và Canada sử dụng phân bổ lên tới 25 và 15 tấn, tương ứng cho sản lượng đánh bắt từ nghề đánh bắt đường dài trong vùng lân cận ranh giới khu vực quản lý. Trong khi các bên khác có mức phân bổ cố định, của Nhật Bản được điều chỉnh tùy theo mức độ sử dụng phân bổ theo đợt của Mỹ và Canada.
Phân bổ cụ thể ở Tây Đại Tây Dương là: Mỹ 1.316 tấn; Canada 543 tấn; Nhật Bản 664 tấn; Vương quốc Anh (qua Bermuda) 6 tấn; Pháp (qua St. Pierre và Miquelon) 6 tấn; và Mexico 149 tấn. Ba quốc gia sau có quyền lựa chọn chuyển một số hạn ngạch của họ cho Canada (trong trường hợp Mexico và Pháp) hoặc Mỹ (trong trường hợp của Anh) cho mục đích nghiên cứu khoa học.
Nguồn dự trữ cá ngừ mắt to cũng đã phục hồi và tổng sản lượng đánh bắt cho phép tăng 500 tấn lên 62.000 tấn, nhưng hạn ngạch của Nhật Bản vẫn giữ nguyên ở mức 13.980 tấn.
(TSVN) – Ngày 23/11/2021, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4958/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi (bò thịt, bò sữa) và thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025.
(TSVN) – Nhật Bản đang đặt mục tiêu tăng xuất khẩu cá đuôi vàng – loài cá vây tay lớn nhất nước này tính theo giá trị – nhưng nỗ lực tăng xuất khẩu đang diễn ra đồng thời với việc thắt chặt cạnh tranh từ các doanh nghiệp NTTS mới ở nước ngoài.
(TSVN) – UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành kế hoạch hỗ trợ đưa các sản phẩm nông, lâm, thủy sản lên sàn thương mại điện tử nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
(TSVN) – Ngày 24/11/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1975/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 – 2030.
(TSVN) – Hiệp hội Cá ngừ Đài Loan (TTA) đã hợp tác với Đại học Quốc gia Chung Cheng để thử nghiệm một hệ thống giám sát video trên tàu cá nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng lao động.
(TSVN) – Patec Foods Limited công ty sản xuất cá da trơn và cá tra đang vận hành một trang trại nuôi cá tích hợp trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) ở Nigeria; với khả năng sản xuất lên đến 2.500 tấn cá da trơn châu Phi (Clarias gariepinus) mỗi năm và cũng tiên phong trong việc sản xuất thương mại cá tra.
(TSVN) – Nhờ khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế, nông nghiệp vùng ĐBSCL đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đưa ĐBSCL thành vùng nông nghiệp chiến lược của Việt Nam. Nhưng để phát triển bền vững, cần định vị lại các giá trị của nông nghiệp vùng, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đã làm thay đổi nhiều hệ giá trị.