Hồi 13 giờ ngày 07/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,3 độ Vĩ Bắc; 131,1 độ Kinh Đông, cách đảo Min – Đa – Nao (Philippin) khoảng 520km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 17 (tức là từ 202 đến 221 km một giờ), giật trên cấp 17.
Bộ NNPTNT vừa có văn bản yêu cầu các tỉnh, TP có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản đồng bộ.
Ngày 5/11, Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản cho biết sẽ phối hợp các địa phương tiếp tục triển khai chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi.
Tối 06/11, sau khi đi vào khu vực các tỉnh Khánh Hòa – Bình Thuận, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với nhiễu động trong đới gió đông trên cao nên ở các tỉnh Trung Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to. Lượng mưa tính đến 7 giờ sáng nay (06/11) phổ biến khoảng 30 – 80mm, một số nơi có lượng lớn hơn 100mm như Tuyên Hóa (Quảng Bình) 152mm, A Lưới (Huế) 123mm, Nam Đông (Huế) 182mm, Tam Kỳ (Quảng Nam) 122mm.
Thời gian gần đây, cá rô phi xuất hiện khá nhiều ở đầm Ô Loan (Tuy An, Phú Yên) đã tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân.
Sáng nay (05/11), áp thấp nhiệt đới đã đi vào phía Đông Nam Biển Đông.
Nhiều hộ chăn nuôi và doanh nghiệp (DN) thủy sản cho biết con cá, con tôm đang bị trói buộc quá nhiều bộ tiêu chuẩn chất lượng bền vững nhưng lợi ích thật sự mang lại không rõ ràng.
Hai cơn bão số 10, 11 và mưa lũ sau đó đã gần như “nhấn chìm” ngành nông nghiệp các tỉnh miền Trung, đặc biệt về thủy sản. Công tác khắc phục đang được khẩn trương tiến hành. Tuy nhiên, lối thoát cho vụ mới lại rất gian nan.
Đêm qua (04/11), sau khi đi vào vùng biển Trung Bộ, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp.