Đó là con số được đưa ra tại Hội nghị tổng kết kế hoạch sản xuất quý I/2015 và triển khai nhiệm vụ quý II của Tổng cục Thủy sản. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám tham dự và chủ trì.
Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) cho biết, đây là chương trình học bằng tiếng Anh theo chương trình khung của Đại học Auburn (Mỹ) có bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Từ năm 2008, chương trình này được Bộ Giáo dục & Đào tạo chấp thuận cho đào tạo tại ĐHCT. Đến nay, đã đào tạo 7 khóa, với tổng số 198 sinh viên, bình quân mỗi khóa có 28 sinh viên.
Từ đầu năm đến nay, nhiều địa phương đã tiến hành thả nuôi tôm theo khung lịch thời vụ của ngành nông nghiệp. Dẫn đầu diện tích thả nuôi vẫn là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Sáng 22/3, tại Hà Nội, Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2014. Đến dự có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành và doanh nghiệp trong cả nước.
Ngày càng rõ ra, những lời giới thiệu “thủy sản sạch” là thừa, chỉ chứng tỏ sự lạc hậu của chính ngành thủy sản; bởi mọi loại thực phẩm cho con người đều phải “sạch” là yêu cầu đương nhiên của thời hiện đại. Với thủy sản, từ năm 1974, thế giới đã có khái niệm HACCP, xây dựng một hệ thống quản lý để đảm bảo kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Đến những năm 1990, HACCP được triển khai trên toàn thế giới, cũng bắt đầu vào Việt Nam.
Trong chuyến công tác tại tỉnh Ninh Thuận, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm ngư dân xã Tri Hải (huyện Ninh Hải) và tìm hiểu việc thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ.
Ngày 13/3/2015, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức năm 2015 với sự tham dự của toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức nhằm đánh giá hoạt động năm 2014 và đề ra mục tiêu hoạt động năm 2015.
Mục tiêu chung của “Quy hoạch nuôi tôm nước lợ ĐBSCL đến năm 2020, định hướng năm 2030” là phát triển nuôi tôm nước lợ ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng hiệu quả, bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu; góp phần tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực.
Nhiều người đã sớm nhận ra cuộc cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực nuôi tôm, trong đó không chỉ các doanh nghiệp nhỏ mà cả những nông trại làm ăn kém hiệu quả đang mất dần chỗ đứng. Tình trạng khan hiếm tôm nguyên liệu xảy ra không chỉ do dịch bệnh.
Thủy sản đã được Chính phủ định hướng phát triển thành một ngành sản xuất có thương hiệu uy tín. Nhưng tiến trình xây dựng thương hiệu còn khá chậm. Mặc dù, xuất khẩu các mặt hàng này đã mang về ngoại tệ, công ăn việc làm cho người dân…