Việc đánh bắt sứa đã mang lại nguồn thu không nhỏ cho nhiều ngư dân, cũng tạo công ăn việc làm thời vụ cho hàng ngàn lao động trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, đi kèm với đó còn là những hệ lụy mà không phải ai cũng nhìn thấy. Đó là vấn đề về môi trường, về hệ sinh thái và hệ lụy ở những địa phương đang có số lượng người đổ về đột biến vào những mùa sứa.
Đã đạt nhiều thành tựu về nuôi các đối tượng chủ lực, nhưng nhìn chung nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển chưa bền vững, chất lượng và giá trị sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh còn yếu.
Nguyên là cán bộ y tế địa phương, do hoàn cảnh khó khăn, Hà Ngọc Lễ (ấp Thới Hữu, xã Thới Đông) chuyển sang làm ruộng kết hợp nuôi cá tôm quanh năm, kinh tế gia đình anh trở nên khá nhất nhì trong xã.
Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TPHCM cho hay chưa nắm được chất lượng các loại cá trên kênh rạch và sẽ tiến hành khảo sát trong tháng 3 này.
Hơn 10 năm trước, vào mùa sứa, dẫu có cả triệu con sứa trôi nổi dập dềnh trên biển cũng chẳng mấy ngư dân đánh bắt mà chỉ để tâm tránh sứa không làm rách lưới. Ấy vậy mà dăm năm trở lại đây, khi thị trường Trung Quốc bỗng nhiên chuộng sứa để chế biến thành thực phẩm thì đánh bắt sứa lại là một phần thu nhập không nhỏ của người đi biển.
Tính đến thời điểm này, đã có khoảng 3.000 ngư dân trong tỉnh Quảng Ngãi đã được đào tạo thuyền trưởng tàu cá hạng 5 và hạng 4. Trong đó số điều khiển phương tiện đánh bắt xa bờ đã qua đào tạo ước đạt trên 80%.
Ra đời cách đây chưa lâu nhưng Công ty TNHH Giống thủy sản Nam Dương Việt Nam đã nhanh chóng thể hiện là nhà sản xuất giống thủy sản hàng đầu thế giới và sản xuất Nauplius tôm thẻ chân trắng chất lượng tốt tại Việt Nam.
Năm 2012, Đề án nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi tại huyện Năm Căn thực hiện đạt thấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch đề ra là chuyển đổi 200 ha sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ đạt hơn 31 ha.
Sau hơn 4 năm vận động thành lập, Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã ra đời ngày 2/3/2013, đang là kỳ vọng nhằm gia tăng sự liên kết giữa sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu, góp phần nâng cao chuỗi giá trị cá tra.
Nhận diện được các tác động xấu đến san hô, thời gian qua, Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển (KBTB) Cù Lao Chàm đã phối hợp với Viện Hải dương học Nha Trang thực hiện thành công chương trình phục hồi san hô cứng tại Cù Lao Chàm.