Đồng Tháp có hệ thống sông rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho việc nuôi thủy sản. Trong năm 2012, toàn tỉnh có 2.364 lồng, bè nuôi cá trên các tuyến sông của tỉnh, sản lượng khoảng 15.000 tấn/năm gồm các loại cá điêu hồng, cá he, cá hú, cá tra, ba sa, cá lóc, cá bông… tập trung nhiều nhất ở các huyện: Hồng Ngự, Tháp Mười, Tam Nông, Cao Lãnh…
Vào lúc 10h30 ngày 12/1, Tàu cứu nạn SAR 412, thuộc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực II (Danang MRCC) đã lai dắt 2 tàu cá KH98568-TS và QNg92101-TS cùng 15 ngư dân viên đã vào bờ an toàn.
Mặc dù đã có quy định cấm hoạt động, khai thác đánh bắt vùng biển tuyến bờ, tuyến lộng, thế nhưng những tàu có công suất lớn hành nghề cào “bay” vẫn ngang nhiên “oanh tạc” những vùng biển này, gây thiệt hại lớn về tài sản của ngư dân vùng bãi ngang và cạn kiệt nguồn lợi thủy sản…
Hiện tượng biến đổi khí hậu, việc xây đập từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Mekong đã ảnh hưởng đến trữ lượng cá và thu nhập của người dân nơi đây.
Thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản Phú Thọ giai đoạn 2012-2015 và kế hoạch, chương trình nông nghiệp giai đoạn 2012-2015 của UBND tỉnh, năm 2013, ngành thủy sản phấn đấu: Diện tích nuôi đạt 9,9 ngàn ha, tổng sản lượng cá, tôm 26,4 ngàn tấn. Để đạt mục tiêu này, năm nay Chi cục Thủy sản chỉ đạo tăng tỷ lệ giống mới trong cơ cấu giống nuôi lên 30%, diện tích nuôi thâm canh 1.430ha, năng suất đạt 5,5 tấn/ha, diện tích nuôi bán thâm canh 3.970ha, năng suất đạt trên 3 tấn/ha.
Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam vừa ban hành lịch mùa vụ nuôi tôm nước lợ năm 2013 bắt đầu từ ngày 1/3. Ngành chức năng khuyến cáo người nuôi nên tuân thủ lịch mùa vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế rủi ro dịch bệnh trên tôm nuôi.
Hội nghị do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) phối hợp với Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDCP) tổ chức ngày 9/1/2013, tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu chủ trì.
Tại xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh), ngoài nghề chính nuôi nghêu, gần đây phát triển thêm nghề nuôi cá lồng bè trên sông, bước đầu cho thu nhập khá. Đây là một nghề nuôi mới đầy tiềm năng.
Đại học Ben-Gurion (BGU), Negev đã phát triển công nghệ sinh học tiên tiến gây lặn gen, làm thay đổi giới tính tôm, tạo ra những quần thể tôm toàn đực, giúp tăng sản lượng nuôi. Tháng 11/2012, công nghệ này được áp dụng đối với tôm càng xanh ĐBSCL.
Kiến nghị với Bộ Công Thương ngày 11/1, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay rào cản thị trường sẽ là một trong những vấn đề lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam bên cạnh khó khăn về tài chính và dịch bệnh thủy sản.