Tôm thế giới đầu năm 2016: Giá giảm nhưng nhập, xuất không tăng

Chưa có đánh giá về bài viết

Giá tôm giảm mạnh cùng với nhập khẩu tôm vào hầu hết các thị trường lớn đều giảm là hai nét nổi bật trên thị trường tôm thế giới trong năm 2015. Năm 2016, được dự đoán sẽ cải thiện hơn về giá tuy nhiên nguồn nguyên liệu cho chế biến lại là một thách thức không nhỏ cho nhiều nước xuất khẩu trong năm nay.

Giá tôm lao dốc

Năm 2014 chứng kiến mức tăng kỷ lục về giá tôm trên thị trường thế giới một phần do ảnh hưởng từ thiếu hụt nguyên liệu gây ra bởi Hội chứng tôm chết sớm (EMS). Nhưng năm 2015, giá tôm lao dốc nhanh chóng, ước giảm 15 – 20% so năm 2014 do mất cân đối về cung cầu.

Theo thống kê về giá tôm trên thị trường Mỹ của Urnerbarry, giá tôm sú HLSO, mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào Mỹ các năm như bảng dưới.

giá tôm thế giới

Nguồn: Urnerbarry

 

Xuất khẩu giảm mạnh

Xuất khẩu tôm Việt Nam chắc chắn chịu tác động không nhỏ từ hai yếu tố giá giảm và nhập khẩu sa sút. Năm 2014, xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng gần 27% so năm 2013, đạt 3,95 tỷ USD thì sang năm 2015, xuất khẩu mặt hàng này giảm 25,% so với 2014 chỉ đạt 2,95 tỷ USD. Đây là mức giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm qua.

Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng của Việt Nam tăng nhanh trong mấy năm trở lại đây. Năm 2013, tỷ trọng xuất khẩu TTCT và tôm sú tương đương nhau nhưng sang đến năm 2014, TTCT đã vượt qua tôm sú. Năm 2015, xuất khẩu TTCT chiếm 59% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam trong khi, tôm sú chiếm 32,6%. Thực tế này phản ánh rõ xu hướng tiêu thụ tôm trên toàn thế giới. Tôm thẻ chân trắng đã và đang làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng và nhập khẩu tôm của nhiều thị trường.

tôm thế giới đầu năm 2016

Giá tôm trên thị trường thế giới khó có thể tăng trong năm 2016 – Ảnh: CTV

 

Triển vọng sản xuất và giá tôm 2016

Một số dự báo cho thấy nguồn cung năm 2016 sẽ tốt hơn. Thái Lan đang dần thoát khỏi đại dịch EMS. Sản lượng tôm nuôi của họ năm nay có thể đạt 300.000 tấn, tăng 10% so với 260.000 tấn năm 2015.

Nhờ các chương trình đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản của Cục Xúc tiến Thủy sản Ấn Độ (MPEDA), dự đoán sản lượng tôm Ấn Độ sẽ tăng trưởng 10 – 15% trong năm tài chính này. Năm tài khóa 2014 – 2015, sản lượng tôm của Ấn Độ đạt trên 400.000 tấn. Indonesia vẫn sẽ là nguồn cung tôm quan trọng cho thị trường thế giới, năm 2016 sản xuất tôm của nước này dự kiến tăng trưởng chậm lại sau mấy năm tăng mạnh. Dự báo sản lượng tôm năm nay của nước này tương đương với 427.000 tấn năm ngoái.

Năm 2016, Việt Nam dự kiến duy trì sản xuất ở mức ổn định 680.000 tấn trong đó tôm sú 280.000 tấn, TTCT 400.000 tấn.

Do nguồn cung được dự báo sẽ cải thiện, dẫn tới giá tôm trên thị trường thế giới khó có thể tăng lên trong năm 2016 trong bối cảnh nhu cầu thị trường chưa có dấu hiệu sáng sáng sủa hơn.

>> 2 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu tôm cả nước 378,4 triệu USD, tăng 8,5% so cùng kỳ năm 2015; nguyên nhân do một số thị trường chính tăng mạnh xuất khẩu tôm. Cụ thể, tôm sang Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng tốt trên 36%. Trong tổng xuất khẩu tôm, sản phẩm tôm thẻ chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 56,1%; tôm sú 35,8% và tôm biển khác 8,1%.

Thi Nguyễn

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!