TP Hồ Chính Minh: Tăng cường vệ sinh môi trường nuôi thủy sản trong mùa mưa

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Mới đây, Chi cục thủy sản TP Hồ Chí Minh đã công bố các chỉ tiêu môi trường nước nuôi trồng thủy sản được ghi nhận ngày 02/8/2024. Qua đó, khuyến cáo người nuôi cần theo dõi các chỉ số quan trắc, cảnh báo môi trường để có biện pháp xử lý ao nuôi hợp lý.

Tại vùng nuôi tôm huyện Nhà Bè

Các chỉ số pH, DO, COD, TSS, NO2tại các khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép; Riêng tại khu vực Rạch Tôm chỉ số DO thấp hơn giới hạn cho phép; Khu vực Bến Đò chỉ số NO2 cao hơn giới hạn cho phép. Chỉ số độ mặn và kiềm tại các khu vực đều thấp hơn giới hạn cho phép. Các chỉ số khác NH4N, PO43, H2S và chỉ số vi sinh Vibrio parahaemolyticus ở các khu vực đều không phát hiện.

Cán bộ thủy sản lấy mẫu kiểm tra môi trường nuôi. Ảnh: ST

Hiện nay thời tiết đang vào mùa mưa, nhiệt độ ban ngày thường dao động dễ phát sinh bệnh. Các cơ sở nuôi cần đảm bảo mực nước trong ao cao để ổn định nhiệt độ, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý ao nuôi, giúp phân hủy các chất lắng tụ làm sạch đáy và nước ao nuôi; tuân thủ các quy trình kỹ thuật trong cải tạo ao, bơm cấp nước và xử lý môi trường trước khi thả giống, lựa chọn cơ sở cung cấp con giống đạt chất lượng…

Vùng nuôi tôm huyện Cần Giờ

Chỉ số pH, độ mặn, COD, DO, TSS, NO2tại các khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép; Riêng Khu vực Bông Giếng, Rạch Đước, Kinh Bà Tổng, Kinh Hóc Hỏa và Tắc Tây Đen chỉ số độ mặn thấp hơn giới hạn cho phép; Khu vực Rạch Gốc Tre và Rạch Ông Thành chỉ số DO thấp hơn giới hạn cho phép; Khu vực Rạch Đước (TTH), Doi Tiều và Cống T3 chỉ số NO2 cao hơn giới hạn cho phép. 

Chỉ số độ kiềm ở hầu hết khu vực đều thấp hơn cho phép, riêng khu vực Rạch Ông Thành nằm trong giới hạn cho phép. Các chỉ số khác như NH4N, PO43, H2S, Vibrio parahaemolyticus đều không phát hiện, riêng NH4N tại Rạch Gốc Tre vượt giới hạn cho phép.

Để nâng độ kiềm tại các điểm thu mẫu thấp hơn giới hạn và ổn định pH trong ao nuôi, người nuôi có thể sử dụng vôi (CaCO3, Ca (MgCO3)2) bổ sung men tiêu hóa và các chất tăng cường sức đề kháng cho thủy sản nuôi khi thời tiết thay đổi. Ngoài ra, để hạn chế sự phát sinh và lây nhiễm mầm bệnh, người nuôi cần có biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của các ký chủ trung gian mang mầm bệnh, thường xuyên vệ sinh đáy ao và quản lý tốt môi trường nước ao nuôi.

Đối với vùng nuôi nhuyễn thể huyện Cần Giờ

Chỉ số pH, độ mặn, độ kiềm, DO, TSS tại các khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép; riêng tại khu vực Sân Quẹo, Confidex, Long Hòa chỉ số DO thấp hơn giới hạn cho phép. Chỉ số COD tại các khu vực đều cao hơn giới hạn cho phép. Các chỉ số NH4N, PO43, H2S, Vibrio parahaemolyticus tại các khu vực đều không phát hiện, riêng chỉ số NH4N tại Sân Tư Trung vượt giới hạn cho phép. Chỉ số NO2 tại các khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép, riêng Khu vực Kênh 5, Ngang trạm BP, Đầu Vàm TA, Vàm Long Hòa và Cát Lái cao hơn giới hạn cho phép.

TP Hồ Chí Minh đang trong mùa mưa, do vậy việc chủ động theo dõi chất lượng nước vùng nuôi là rất quan trọng. Ảnh: Tepbac

Các chuyên gia khí tượng dự báo năm nay, thời tiết diễn biến khó lường, không theo quy luật, khuyến cáo người nuôi vệ sinh bãi nuôi; tạo điều kiện lưu thông nước, đảm bảo đủ dưỡng khí cho ngao, hàu nuôi; tổ chức thu hoạch nhuyễn thể khi đủ kích cỡ, tuyệt đối không nên thả giống khi điều kiện môi trường chưa được cho phép, không nên thả nghêu giống không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, cần duy trì mật độ nuôi từ 180 – 200 con/m2; cỡ giống nuôi từ 400 – 600 con/kg. Theo dõi chặt chẽ biến động của thời tiết và môi trường nước, phát hiện và xử lý kịp thời khi nhuyễn thể có dấu hiệu bất thường.

Vùng nuôi thủy sản nước ngọt huyện Bình Chánh

Chỉ số pH, độ mặn, độ kiềm, DO, TSS, PO43 tại các khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép, riêng khu vực Ông Thìn, Bún Xẻo, Cống Lớn, Ông Niệm độ mặn vượt giới hạn cho phép; Khu vực Cầu Ông Niệm chỉ số TSS vượt giới hạn cho phép; Khu vực Cống Lớn chỉ số PO43- vượt giới hạn cho phép. Chỉ số H2S, chỉ tiêu Vibrio parahaemolyticus tại các khu vực đều không phát hiện. 

Chỉ số  COD, NH4N, NO2 tại một số khu vực đều vượt giới hạn cho phép, riêng khu vực Bà Tỵ, Thầy Thuốc và Độc Lập chỉ số COD nằm trong giới hạn cho phép; Khu vực Ông Thìn, Bín Xéo chỉ số NH4N nằm trong giới hạn cho phép; Khu vực Bà Tỵ, Thầy Thuốc và Kinh Độc Lập chỉ số NO2nằm trong giới hạn cho phép.

 Người nuôi cần theo dõi thông báo về quan trắc của các cơ quan chuyên môn, khi cấp nước cần kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, có biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạn chế rủi ro. Tại các vị trí có nồng độ NH4N vượt giới hạn cho phép cần hạn chế lấy nước. Trường hợp lấy nước phải sử dụng ao lắng và tuân thủ quy trình xử lý, giảm thấp nồng độ NH4N xuống ngưỡng cho phép; tăng cường lượng ôxy hòa tan, sử dụng chế phẩm sinh học cho phép; cần kiểm tra các thông số môi trường phù hợp trước khi thả giống nuôi; bổ sung các vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho vật nuôi; vệ sinh trang trại, hạn chế đi lại, rào lưới khu vực ao nuôi nhằm hạn chế sự xâm nhập của các ký chủ trung gian mang mầm bệnh.

Thùy Khánh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!