Truyền thông khuyến nông 2023: Cụ thể – ấn tượng – hiệu quả

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Với thông điệp “cụ thể – ấn tượng – hiệu quả”, năm 2023, hoạt động thông tin truyền thông khuyến nông tiếp tục phát huy hiệu quả ở các loại hình thông tin tuyên truyền.

Định hướng 2023

Tại buổi họp “Kết quả phối hợp hoạt động thông tin truyền thông khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng năm 2022 và định hướng tuyên truyền năm 2023”; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thông tin, năm 2022, Trung tâm đã phối hợp với 27 cơ quan thông tấn báo chí thực hiện 32 hợp đồng truyền thông 1.806 chuyên mục, chuyên trang, clip, 5 số chuyên đề khuyến nông và khoảng 11.600 tin, bài, ảnh tuyên truyền khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức 5 đoàn truyền thông thực tế tại các vùng nguyên liệu trọng điểm.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2023, hoạt động thông tin truyền thông khuyến nông tiếp tục phát huy hiệu quả các loại hình thông tin tuyên truyền của Trung tâm như: Website, bản tin Khuyến nông Việt Nam, ấn phẩm khuyến nông, sự kiện khuyến nông… Tăng cường phối hợp truyền thông với thông điệp “cụ thể – ấn tượng – hiệu quả”, truyền thông gắn với các mô hình, hoạt động khuyến nông nhất là khuyến nông cộng đồng. Thông qua kênh truyền thông góp phần nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành công nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

TTKN Nam Định triển khai mô hình nuôi thương phẩm cá bống bớp bằng thức ăn công nghiệp tại huyện Nghĩa Hưng.
Ảnh: Hồng Vân

Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp nhất là những vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên những cây trồng – vật nuôi chủ lực; gắn kết với tổ chức dịch vụ cơ giới hóa, phân công lại lao động để nâng cao hiệu quả áp dụng cơ giới hóa và chuyên nghiệp hóa người nông dân.

Truyền thông theo nhóm lĩnh vực

Ở lĩnh vực thủy sản: Tập trung các đối tượng chủ lực như tôm sú, TTCT, tôm hùm, cá tra tạo vùng nguyên liệu lớn gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường chế biến sâu, đa dạng sản phẩm chế biến.

Phát triển NTTS ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0, nuôi tôm 2 – 3 giai đoạn, nuôi theo VietGAP, hướng hữu cơ, gắn với chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất các sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn đáp ứng theo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi biển, gắn với liên kết vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Áp dụng công nghệ mới, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi, nhằm gia tăng giá trị, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát triển nuôi các loài cá truyền thống, thủy sản bản địa (rươi, cá lăng, cá ngạnh, cá chiên, cá bỗng…), cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm), ở vùng nông thôn, miền núi có điều kiện sinh thái phù hợp, nhằm chủ động nguồn cung thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, đồng bào miền núi, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, hiện đại tàu cá; giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch; đảm bảo ATTP. tổ chức các tổ, đội, HTX; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Xây dựng mô hình liên kết hợp tác trong khai thác – tiêu thụ sản phẩm hải sản đánh bắt xa bờ. Tuyên truyền tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp. Phát triển mô hình chế biến thủy sản gắn với các sản phẩm chứng nhận OCOP nâng cao giá trị sản phẩm và du lịch làng nghề.

Một số giải pháp

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, giải pháp cho hoạt động truyền thông năm 2023 về hình thức cần tiếp tục cải tiến, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức truyền thông, nhằm nâng cao hiệu quả. Tăng cường các hình thức truyền thông tương tác trực tiếp như giao lưu, tọa đàm, tư vấn trực tiếp trên truyền hình, phát thanh, trực tuyến. Đẩy mạnh vai trò tư vấn cho nông dân. Tăng cường đội ngũ chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm để nâng cao khả năng tương tác, nâng cao chất lượng tư cấn và tính hấp dẫn của các chuyên mục khuyến nông.

Về bố cục, bố trí cơ cấu các chuyên đề, chuyên mục hợp lý, đảm bảo nội dung thông tin tuyên truyền trên toàn diện các lĩnh vực chuyên ngành của sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cân đối giữa tuyên truyền khuyến nông đối với nhóm nông dân khán giả, vùng sản xuất hàng hóa tập trung và khuyến nông cho nhóm nông dân nghèo, cận nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số.

Kết hợp chặt chẽ giữa truyền thông kiến thức khoa học công nghệ với kiến thức kinh tế, thị trường, quản lý nông trại, hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, gắn tuyên truyền hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu sản xuất với xây dựng nông thôn mới. Chú ý tính đồng bộ của các yếu tố khoa học kỹ thuật để phát huy hiệu quả, thời điển hướng dẫn kỹ thuật phải sát với thời vụ sản xuất của từng vùng, miền cụ thể.

Chú trọng lựa chọn và phổ biến các công nghệ có nhiều ưu điểm nổi trội, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, miền để có khả năng nhân rộng. Kết hợp tuyên truyền kết quả các mô hình trình diễn của các dự án khuyến nông với các mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến được phát hiện, tổng kết trong thực tế.

>> Để hoạt động khuyến nông hiệu quả rất cần có sự phối hợp với cơ quan truyền thông với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nói riêng và hệ thống khuyến nông Việt Nam nói chung. Đồng thời, cần tuyên truyền về chuỗi giá trị gắn với các mô hình kinh tế hợp tác, tổ chức quản lý sản xuất mới trong nông nghiệp, khuyến nông cộng đồng, theo hướng nâng cao giá trị và phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Anh Vũ

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!