T6, 31/05/2024 10:33

Ứng dụng các giải pháp bền vững hơn trong NTTS phần 1: Sản phẩm xử lý nước

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Với sứ mệnh “Nuôi dưỡng tương lai”, Skretting đã góp thần thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong ngành NTTS và đóng góp nguồn thực phẩm bền vững cho tương lai. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành đối với an ninh lương thực toàn cầu và sự bền vững môi trường, Skretting tự hào là nhà cung cấp các giải pháp dinh dưỡng hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản.

Skretting tự hào là một trong những công ty tiên phong trong nghiên cứu và đổi mới để phát triển các giải pháp tiên tiến cho thức ăn thủy sản nhằm giải quyết những thách thức và thúc đẩy cơ hội mới trong NTTS bền vững. Điều này không chỉ bao gồm việc tìm kiếm và sử dụng các nguồn nguyên liệu mới, chất phụ gia chức năng và công nghệ thức ăn nhằm cải thiện hiệu suất, sức khỏe và khả năng tương thích với môi trường của vật nuôi trong hệ thống NTTS mà còn tìm ra giải pháp cải thiện thực hành quản lý có trách nhiệm và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.

Một trong những khía cạnh chính của NTTS bền vững là hướng tới thực hành quản lý có trách nhiệm, giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh để nâng cao sức khỏe và phúc lợi cho vật nuôi, đồng thời giảm nguy cơ kháng thuốc kháng sinh (AMR), ô nhiễm môi trường và các mối lo ngại về an toàn thực phẩm.

Tầm quan trọng của NTTS bền vững là đảm bảo việc duy trì các tiêu chuẩn về chất lượng nước nhằm hỗ trợ sức khỏe và sự phát triển của vật nuôi và giảm thiểu tác động đến môi trường. Tôm, cá có đời sống phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường nước, bao gồm hô hấp, tiêu thụ thức ăn, sinh sản và phát triển. Chất lượng nước được cho là yếu tố quan trọng nhất trong NTTS và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của vụ nuôi.

Chất lượng nước kém có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của sinh vật dưới nước, khiến cho vật nuôi dễ mắc bệnh và dễ dàng lây nhiễm mầm bệnh hơn. Quản lý mầm bệnh trong hệ thống nuôi là điều cần thiết để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát, nâng cao sức khỏe và phúc lợi cho vật nuôi và đảm bảo tính bền vững của hoạt động NTTS.

Mặt khác, chất lượng của nền đáy ao cũng là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động NTTS vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước, sự phù hợp với môi trường sống và sức khỏe tổng thể của hệ sinh thái.

Việc vệ sinh (khử trùng) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng nước và chất lượng đáy ao, giúp ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát trong hệ thống NTTS. Khử trùng được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, hiện nay, các chất khử trùng được sử dụng phổ biến nhất trong NTTS ở châu Á, bao gồm các hợp chất gốc clo, hợp chất gốc iôt và hợp chất amoni bậc bốn.

Sản phẩm AOcare 3D của Skretting được khách hàng tin dùng

Mặc dù, các chất khử trùng này có thể tiêu diệt được vi khuẩn, virus nấm và các vi sinh vật khác một cách hiệu quả, nhưng việc sử dụng nó có thể gây bất lợi cho sinh vật dưới nước và môi trường, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.

Tính ổn định của các hoạt chất và khả năng duy trì hiệu quả khử trùng theo thời gian trong các điều kiện môi trường khác nhau đóng vai trò quan trọng và cần được xem xét kỹ lưỡng. Ngoài ra, hiểu được tính ổn định của các chất khử trùng khác nhau là rất cần thiết nhằm giúp xác định liều lượng, thời gian tiếp xúc và điều kiện bảo quản thích hợp, từ đó đảm bảo rằng chất khử trùng thực sự hiệu quả.

Nếu chúng ta lấy chlorine hoặc các hợp chất gốc chlorine làm ví dụ, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của nó. Độ ổn định của chlorine sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi pH trong nước. Các hợp chất chlorine có độ ổn định và có hiệu quả khử trùng mạnh khi độ pH nằm trong phạm vi tối ưu, thường là từ 6,5 – 7,5. Ngoài phạm vi này, chlorine có thể trải qua nhiều phản ứng hóa học làm giảm hiệu quả khử trùng hoặc tạo thành các chất ít hoạt động hơn như axit hypochlorous (HOCl) và ion hypochlorite (OCl-).

Mặt khác, nhiệt độ cũng có thể ảnh hưởng đến tính ổn định và khả năng phản ứng của các hợp chất chlorine trong nước. Nhiệt độ cao sẽ làm tăng tốc các phản ứng hóa học, dẫn đến phân hủy chlorine nhanh hơn và giảm hiệu quả khử trùng. Sự hiện diện của các chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, từ chất thải của tôm, cá hay từ tảo cũng có thể ảnh hưởng đến tính ổn định và hiệu quả của chlorine. Các chất hữu cơ này có thể phản ứng với các hợp chất chlorine để tạo thành cloramin, là chất khử trùng kém hiệu quả hơn chlorine tự do. Ở mức độ chất hữu cơ cao hơn có thể yêu cầu liều lượng chlorine cao hơn hoặc các bước xử lý bổ sung để duy trì hiệu quả khử trùng. Các hợp chất chlorine rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời (tia UV), có thể gây ra sự phân hủy quang học và làm mất hiệu quả khử trùng. Tia UV phân hủy các hợp chất chlorine thành những chất kém hoạt động hơn, làm giảm hiệu quả diệt vi khuẩn của chúng.

Vì vậy, việc sử dụng chất khử trùng mới có thể thúc đẩy các hoạt động NTTS bền vững hơn, giảm thiểu tác động đến môi trường, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện khả năng tồn tại lâu dài của hệ thống nuôi thủy sản là điều hết sức cần thiết.

Skretting luôn đồng hành cùng bà con nuôi tôm và cá

Kali monopersulfate là thành phần hoạt chất chính trong AOcare 3D, là một trong những sản phẩm có thể đóng góp tích cực cho hoạt động NTTS bền vững khi nó được sử dụng đúng quy trình thông qua việc kết hợp với nhiều biện pháp quản lý khác nhau

AOcare 3D là một chất oxy hóa mạnh với đặc tính khử trùng mạnh cho ao nuôi, giúp kiểm soát nhiều loại mầm bệnh, bao gồm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng một cách hiệu quả. Chính vì vậy giúp duy trì và cải thiện sức khỏe của đối tượng nuôi trong nước và giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Bằng cách kiểm soát hiệu quả mầm bệnh trong hệ thống NTTS, AOcare 3D có thể giúp giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh, từ đó giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh và các tác động tiêu cực liên quan đến sức khỏe con người và động vật thủy sản. AOcare 3D có thể giúp cải thiện chất lượng nước bằng cách oxy hóa chất hữu cơ và các hợp chất có hại như amoniac và nitrit. Điều này có thể nâng cao chất lượng nước, thúc đẩy sức khỏe và phúc lợi cho đối tượng thủy sản

Ngoài ra, AOcare 3D còn có hoạt tính diệt khuẩn mạnh và có thể được sử dụng để kiểm soát sự phát triển của tảo trong ao và trong bể nuôi. Tảo nở hoa có thể làm cạn kiệt lượng oxy, làm giảm độ trong của nước và gây nên sự bất lợi trong quá trình nuôi.

Không giống như một số chất khử trùng khác trên thị trường, AOcare 3D phân hủy tương đối nhanh trong nước và không để lại các sản phẩm phụ hoặc dư lượng clo có hại gây tích tụ trong môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi và con người. Điều này có nghĩa là khả năng tồn lưu và tích lũy sinh học của nó sẽ thấp hơn so với một số chất khử trùng khác, chính vì thế làm giảm hoặc không gây tác động đến các hệ sinh thái xung quanh.

Cuối cùng, AOcare 3D cũng là một sản phẩm thiết yếu để duy trì an toàn sinh học tại trại nuôi. Nhờ vào khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vệ sinh hiệu quả thiết bị, dụng cụ và phương tiện tại trại nuôi, AOcare 3D giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh và cải thiện sức khỏe cũng như năng suất tổng thể của các sinh vật dưới nước.

Joao Sandao

(Trinh Trương lược dịch)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!