Trong khi người nuôi tôm cả nước lao đao vì tôm chết hàng loạt thì ở Bến Tre các đầm tôm vẫn duy trì, phát triển tốt. Công ty TNHH Uni-President Việt Nam, một địa chỉ cung ứng thức ăn tôm và hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi tôm, góp phần đặc biệt quan trọng vào kết quả chung đó.
Bốn giảm, một tăng
Người nuôi tôm nào cũng cũng muốn chăm sóc ao tôm cho tốt. Nhưng khi nuôi công nghiệp, diện tích lớn, sức người không đủ chăm sóc từng lứa, từng mẻ để có thể thu hàng trăm tấn tôm đồng đều chất lượng. Chủ các đầm tôm thường nói: “Công nhân trẻ khỏe đấy, nhưng mỗi đứa phải cho ăn mấy ao tôm to nên thời gian và sức lực không đủ. Cứ đổ ào thức ăn xuống là xong”. Một số người còn nhận xét: “Cho ăn theo lối thủ công, người công nhân đi qua nhiều đầm tôm, mình mẩy ướt hết, nếu một ao bị nhiễm bệnh thì các ao khác đều nhiễm theo”.
Cho ăn thủ công chỉ diễn ra trong vài giờ. Đối với con tôm, bản năng sinh tồn khiến chúng giành giật thức ăn, con mạnh ăn nhiều, con yếu ăn được ít, dẫn đến tình trạng chênh lệch trọng lượng.
Đại diện Công ty Uni-President Việt Nam và chủ đầu tư vui mừng trước thành quả
Các kỹ sư của Công ty Uni-President Việt Nam cho biết: Máy cho tôm ăn trên diện rộng và rất đúng giờ. Mỗi ngày cho ăn nhiều lần. Việc cho ăn mỗi lần nhiều hay ít hoàn toàn có thể kiểm soát và điều tiết bằng chương trình. Máy cho ăn tự động của Uni-President Việt Nam lần đầu đưa vào sử dụng đã được người tiêu dùng đánh giá cao. Trước đó, máy đã được thử nghiệm ở Malaysia và Thái Lan. Đưa máy về Việt Nam, Công ty tiếp tục cải tiến cho phù hợp thực tế nên rất tiện dụng. Máy cho ăn tự động đã đồng thời thực hiện được “4 giảm (chi phí, giá thành, thức ăn, thời gian nuôi), 1 tăng (độ đồng đều) cho sản phẩm.
Chính xác lạ thường
Chúng tôi đến ấp 3, Bình Thới, huyện Bình Đại, Bến Tre, nơi có nhiều hộ sử dụng máy cho ăn tự động của Uni-President Việt Nam.
Chủ đầu tư và kỹ sư Công ty Uni-President Việt Nam đang kiểm tra máy cho tôm ăn tự động
Nhiều người nuôi tôm kể: Đang quen cách cho ăn thủ công, ban đầu được cấp máy về làm, ai nấy đều ngại nên đều… bỏ xó. Một số người không quen, không tin, nhưng dần dà thấy cho ăn bằng máy hiệu quả hơn nên bảo nhau tăng cường dùng máy”.
Ông Hoàng Vũ nói: “Ban đầu tôi cũng chẳng có nhu cầu dùng máy; công nhân đã quen cho ăn bằng xuồng rồi. Sau đó, tôi tự nhủ: Người ta làm ra máy thì máy phải mang lại lợi ích gì chứ. Tôi mày mò cho tôm ăn thử một thời gian, thấy hiệu quả rõ rệt, bèn đến Công ty mua luôn 12 cái máy cho ăn tự động, khiến Công ty ai cũng ngạc nhiên”.
Chúng tôi ra ao tôm Hoàng Vũ. Từ bờ ra giữa ao là chiếc cầu làm bằng ván mỏng. Giữa ao đặt chiếc máy cho ăn tự động gắn liền với một thùng đựng thức ăn. “Chúng tôi đã để chế độ rồi, mấy giờ cho ăn, một lượt ăn mấy phút, cường độ ra sao, tất cả đều rất chính xác” – các công nhân nói.
Quả vậy, tới giờ ăn, thức ăn tự động được thả xuống và được những cánh quạt gắn mô tơ rải đều từng lớp mỏng trên mặt nước với diện tích khá rộng. Do lượng thức ăn phun đều như một lớp sương mù màu nâu mỏng khắp mặt nước nên không thấy cảnh tôm ào ào lao vào ăn sủi cả bọt như cảnh cho ăn thủ công thường thấy. Mặt nước vẫn phẳng lặng, không có cảnh tôm tranh cướp nhau mà ăn.
Chúng tôi nhìn cái quạt sục khí. Thường khi cho ăn thủ công thì phải tắt quạt, khiến tôm thiếu khí; nhưng cho ăn bằng máy tự động thì quạt vẫn chạy bình thường, dưỡng khí trong ao vẫn lưu thông tốt, tôm cảm thấy dễ chịu nên ăn khỏe, cơ thể sảng khoái, chắc chắn hấp thu nhiều chất bổ”. Hình ảnh người công nhân đội nắng đạp mưa cho tôm ăn trên những chiếc thuyền chòng chành đã thay bằng hình ảnh họ đứng trên bờ quan sát, ghi chép và đặt chương trình cho máy làm việc.
Đều như… máy
Ông Hoàng Vũ nói: “Hồi trước cho ăn thủ công, một lần ăn thả xuống ao 20 kg thức ăn, tôm ăn không hết; nhiều hôm tôm bỏ bữa không ăn thì ao rất ô nhiễm. Bây giờ cho ăn bằng máy, mỗi lần chỉ thả xuống ao 3-4 kg, tôm ăn vừa đủ no. Nhiều lần cho ăn trong một ngày sẽ khiến lượng thức ăn được tôm hấp thụ hết, không gây ô nhiễm nên ao rất sạch”. Thức ăn của tôm được cấp mới thường xuyên trong ngày nên luôn tươi mới, càng kích thích tôm ham ăn.
Trước đây mỗi công nhân chỉ lo cho tôm ăn 1 ao, bây giờ có thể lo được 2 ao, giảm chi phí nhân công 4 triệu đồng/tháng, giảm chi phí tiền xuồng và công cụ cho ăn thủ công 8 triệu đồng/năm/ao. “Quan trọng hơn cả là giảm được dịch bệnh do dư thừa thức ăn và lây nhiễm bệnh giữa các ao trong quá trình cho ăn thủ công. Những ao cho ăn bằng máy thì tôm không bị nhiễm bệnh” – chủ ao tôm nói.
Tôm nuôi cho ăn bằng máy tự động 70 ngày đạt trọng lượng 51 con/kg
Ông Hoàng Vũ có 11 ha với 15 ao tôm. Năng suất tôm 2 vụ đạt 8 – 10 tấn. Ông nói: “Chúng tôi đang nuôi mật độ 80 con/m2. Với điều kiện ao sạch và thoáng, tôm lớn nhanh thế này thì có thể nâng lên 120 con/m2”.
Chủ ao tôm cho kéo vó để kiểm tra, thấy tôm nuôi 70 ngày đã đạt trọng lượng 51 con/kg, trong khi các ao cho ăn bằng phương pháp thủ công trọng lượng 65 con/kg.
Tôm nuôi cho ăn bằng máy kích cỡ đều tăm tắp, thân tròn căng, màu tươi. Ông Hoàng Vũ nói: “Trong đời nuôi tôm, tôi chưa bao giờ có được những mẻ tôm đều và đẹp thế này”.
Đó cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho người chủ trang trại dám thay đổi cách nghĩ cách làm, dám tiếp cận tri thức mới, đã quyết liệt nghiên cứu và ứng dụng những tính năng ưu việt của chiếc máy cho tôm ăn tự động.
>> Máy cho ăn tự động của Công ty Uni – President Việt Nam đã đồng thời thực hiện được “4 giảm (chi phí, giá thành, thức ăn, thời gian nuôi), 1 tăng (độ đồng đều) cho sản phẩm. |